Khả năng chống chịu sâu bệnh của các THL luân giao

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 68 - 69)

L ời cảm ơn

3.1.3.1.Khả năng chống chịu sâu bệnh của các THL luân giao

- Sâu đục thân: Kết quả theo dõi khả năng chống chịu sâu đục thân của các THL triển vọng vụ Xuân và vụ Thu cho thấy, sâu đục thân phá hại trên tất cả các THL tham gia thí nghiệm ở mức độ nhẹđến nặng. Trong vụ Xuân 2009, các THL có tỷ lệ cây bị hại trung bình từ 11,2 - 24,9% (Thái Nguyên) và 8,4 - 24,1% (Phú Thọ) được đánh giá ởđiểm 2 đến điểm 3. Trong đó, tại Thái Nguyên có 6 THL (IL3 x IL5, IL3 x IL6, IL3 x IL8, IL5 x IL11, IL6 x IL11, IL8 x IL11) có tỷ lệ cây bị sâu hại < 15% được đánh giá ởđiểm 2 tương đương đối chứng 2, các THL còn lại có tỷ lệ cây bị hại biến động từ 15,7 - 25,9% được đánh giá ở điểm 3, tương đương đối chứng 1. Tại Phú Thọ THL số 5, 9, 13 (IL2 x IL11, IL3 x IL11, IL6 x IL8) có tỷ lệ sâu đục thân >15% đánh giá điểm 3, các THL còn lại bị sâu hại nhẹ, đánh giá điểm 2 tương đương với 2 đối chứng. Vụ Thu, sâu đục thân có xu thế hại nặng hơn vụ Xuân do vụ Thu khi cây trỗ cờ gặp nhiệt độ và ẩm độ cao đây là điều kiện thuận lợi cho sâu phát sinh phát triển và gây hại. Cụ thể tại Thái Nguyên, các THL có tỷ lệ cây bị hại biến động từ 19,5 - 34,0%; tại Phú Thọ là 10,2 - 25,8%. Trong đó THL số 6, 7, 8 (IL3 x IL5, IL3 x IL6, IL3 x IL8) có tỷ lệ cây bị sâu hại nhẹ nhất (< 15%) ở cả 2 địa điểm thí nghiệm, được đánh giá điểm 2, nhẹ hơn 2 đối chứng (LVN4: 15,6 - 22,6%; LVN99: 17,9 - 22,1%); 3 THL (IL2 x IL3, IL3 x IL11, IL6 x IL8) có tỷ lệ cây bị hại > 25% được đánh giá điểm 4, cao hơn 2 đối chứng. Các THL còn lại được đánh giá điểm 3, tương đương với 2 đối chứng.

- Bnh khô vn:

Vụ Xuân 2009 và vụ Thu 2008, 2009 các THL bị nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ cây bị bệnh trong vụ Xuân tại Thái Nguyên dao động từ 1,0 - 2,6%, trong thí nghiệm các THL số 1, 3, 5, 6, 7, 8 (IL2 x IL3, IL2 x IL6, IL2 x IL11, IL3 x IL5, IL3 x IL6, IL3 x IL8) có tỷ lệ cây bị hại biến động từ 1,0 - 1,2%, thấp hơn so với 2 đối chứng. Tại Phú Thọ tỷ lệ cây bị bệnh dao động từ 0,5 - 3,2%. Trong đó THL số 4 (IL2 x IL8) có tỷ lệ bệnh là 2,4% tương đương với đối chứng (LVN4: 2,3%; LVN99: 2,6%); THL số 10, 11, 13 (IL5 x IL6, IL5 x IL8, IL6 x IL8) nặng hơn đối chứng; các THL còn lại nhiễm bệnh nhẹ hơn đối chứng.

Vụ Thu các THL bị nhiễm bệnh khô vằn nhẹ hơn vụ Xuân, biến động từ 0,3 - 1,3% (Thái Nguyên); từ 0,5 - 1,0% (Phú Thọ). Phần lớn các THL có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh chênh lệch so với đối chứng không nhiều, đặc biệt THL số 12, 14, 15 (IL5 x IL11, IL6 x IL11, IL8 x IL11) không bị nhiễm bệnh khô vằn ở cả 2 địa điểm thí nghiệm.

- Bnh đốm lá: Xuất hiện phổ biến trong vụ Xuân và vụ Thu ở các vùng trồng ngô trong cả nước. Qua kết quả theo dõi các THL thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu tại Thái Nguyên và Phú Thọ cho thấy mức độ nhiễm bệnh đốm lá của các THL và đối chứng là tương đương nhau và được đánh giá ở thang điểm 2 trừ THL số 1 (IL2 x IL3) trong vụ Xuân ở Thái Nguyên bị nhiễm vừa, đánh giá 3 điểm.

- Bệnh g st: Không xuất hiện trên các THL và đối chứng trong vụ Xuân mà chỉ phát sinh phát triển vào cuối vụ Thu khi ngô chín sữa, vì thời điểm này thời tiết khô hanh, ẩm độ không khí thấp rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Trong đó 3 THL là IL5 x IL8, IL2 x IL6, IL2 x IL3 bị nhiễm bệnh nặng hơn đối chứng tương ứng là 3 điểm, 3,5 điểm và 4 điểm (Thái Nguyên) và đều đạt 3,5 điểm tại Phú Thọ. Các THL còn lại có tỷ lệ bệnh thấp hơn hoặc tương đương so với đối chứng được đánh giá ởđiểm 1 và 2.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 68 - 69)