Những tiến bộ trong chọn tạo giống ngô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 30 - 32)

L ời cảm ơn

1.3.4. Những tiến bộ trong chọn tạo giống ngô ở Việt Nam

Cây ngô được đưa vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 17 (Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [32] và đã trở thành cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa nước. Song, với nền canh tác quảng canh và chủ yếu dùng giống ngô đá và ngô nếp địa phương, năng suất thấp, nên đến đầu những năm 1980 vẫn chỉđạt khoảng 1 tấn/ha. Thông qua sự hợp tác với CIMMYT, Việt Nam đã chọn tạo và đưa ra sản xuất một loạt các giống thụ phấn tự do như VM1, HSB1, TH2A, TSB1, TSB2, MSB49, Q2, CV1,... đã đưa năng suất trung bình của nước ta lên 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Nghề trồng ngô ở nước ta thực sự có bước đột phá khi chương trình phát triển giống ngô lai thành công.

- Giai đon đầu (1991-1995): Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc bộ giống ngô mới có thời gian sinh trưởng khác nhau, thích hợp với cơ cấu mùa vụ, các vùng sinh thái trong nước, chống chịu các điều kiện bất thuận, có năng suất cao phẩm chất tốt. Giai đoạn này chủ yếu là các giống lai không qui ước: LS3, LS5, LS6, LS7, LS8,… Bộ giống lai này gồm những giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn, cho năng suất từ 3 - 7 tấn/ha và đã được mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Mỗi năm diện tích gieo trồng ngô lai tăng trên 8000 ha, làm tăng năng suất trên 1 tấn/ha so với giống thụ phấn tự do (Viện Nghiên cứu Ngô, 1997) [42].

- Giai đon 1996 - 2002: Nhờ chính sách đổi mới, được sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước và sự phát huy nội lực cao độ của những người làm công tác chọn tạo giống ngô, họđã chú trọng đến việc tạo dòng thuần để tạo ra giống lai quy ước. Vì vậy chương trình phát triển giống ngô lai ở Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng, một số giống ngô lai có năng suất cao và thời gian sinh trưởng khác nhau đã được áp dụng vào sản xuất ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước như LVN4, LVN17, LVN20, LVN25, V98 - 1, T9… Cùng với việc chọn tạo

giống mới thì công nghệ sản xuất hạt giống lai cũng ngày càng được hoàn thiện, đã tạo cho giống lai của Việt Nam có chất lượng không thua kém các công ty nước ngoài nhưng giá rẻ hơn.

- Giai đon 2003 đến nay

Thông qua dự án “Phát triển ging ngô chu hn nhm ci thin thu nhp cho Nông dân vùng Đông Nam Châu Á” (AMNET), chúng ta đã thu thập được một số nguồn nguyên liệu mới từ CIMMYT và các nước trong khu vực phục vụ cho công tác tạo giống ngô lai và một loạt giống lai có thời gian sinh trưởng khác nhau được chọn tạo bằng phương pháp truyền thống và công nghệ sinh học đã được áp dụng vào sản xuất ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Nhờ nguồn nguyên liệu tạo dòng khá phong phú và được thử nghiệm trong nhiều điều kiện sinh thái mùa vụ khác nhau nên các giống ngô lai mới tạo ra đã tỏ ra có nhiều ưu thế hơn như: Chịu hạn, chống đổ, ít nhiễm sâu bệnh, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp hơn. Điển hình là các giống LVN98, LVN145 có tỷ lệ 2 bắp/cây cao, màu hạt đẹp, TGST ngắn; một số giống cho năng suất cao, chịu hạn tốt, chống chịu sâu bệnh khá, thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau như VN8960, LCH9, LVN14, LVN99, LVN61, LVN66, LVN146 (công nhận tạm thời), LVN154,...

Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tuy chỉ mới bắt đầu khoảng 10 năm trở lại đây nhưng đã thu được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Viện Nghiên cứu Ngô đang hoàn thiện kỹ thuật nuôi cấy bao phấn và đã tạo được một số dòng có triển vọng như C156N, C7N, V27, V152, V164, C152N,… Việc dùng chỉ thị phân tử trong phân tích đa dạng di truyền trong tập đoàn dòng và một số quần thể đã được Viện triển khai trong thời gian qua. Phần lớn các dòng thuần ở Viện đã được phân nhóm ưu thế lai, giúp định hướng chọn tạo giống lai có hiệu quả nhanh.

Như vậy, việc kết hợp giữa phương pháp chọn tạo giống truyền thống và công nghệ sinh học bước đầu đã thu được một số kết quả có ý nghĩa và đây là một trong những điều kiện góp phần đưa năng suất ngô nước ta lên trung bình 5,5 đến 6,0 tấn/ha vào năm 2020.

1.4. Tình hình nghiên cu v mt độ và khong cách trng ngô trên thế gii và Vit Nam

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 30 - 32)