Thời gian sinh trưởng (TGST) của các THL luân giao

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 60 - 61)

L ời cảm ơn

3.1.1.4.Thời gian sinh trưởng (TGST) của các THL luân giao

Kết quả bảng 3.1 và 3.2 cho thấy, vụ Xuân các THL có TGST dài hơn vụ Thu và biến động từ 109 - 113 ngày; vụ Thu từ 98 - 102 ngày. Trong đó 5 THL (IL3 x IL6, IL3 x IL8, IL3 x IL11, IL5 x IL11, IL6 x IL8) có TGST tương đương so với 2 đối chứng ở cả 2 vụ thí nghiệm. Các THL có TGST ngắn rất có lợi trong việc tránh được ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận như hạn ở cuối vụ Thu, mặt khác các giống này có thể sử dụng trong công tác luân canh tăng vụ, góp phần bổ sung vào cơ cấu cây trồng của địa phương.

Như vậy, qua ba vụ tại 2 địa điểm thí nghiệm cho thấy các THL đều có TGST thuộc nhóm chín trung bình sớm, ngắn nhất là 109 ngày (vụ Xuân) và 97 ngày (vụ Thu) tương đương so với LVN4 và LVN99. Các thời kỳ phát dục của các THL cũng thay đổi theo quy luật của thời gian sinh trưởng, vụ Xuân thời gian từ gieo đến giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu dài hơn vụ Thu nhưng thời gian từ trỗ cờđến chín sinh lý lại ngắn hơn vì vụ Xuân thường gặp hạn và rét ởđầu vụ, còn vụ Thu giai đoạn đầu khi gieo hạt đến ra hoa nhiệt độ và ẩm độ tương đối thích hợp, hạt mọc nhanh, các thời kỳ sinh trưởng rút ngắn nhưng giai đoạn trỗ cờ đến chín nhiệt độ và ẩm độ giảm dần, dẫn đến thời gian chín bị kéo dài. Phần lớn các THL thí nghiệm tại Phú Thọ có TGST và các giai đoạn phát dục chính ngắn hơn so với địa điểm tại Thái Nguyên 1 ngày.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 60 - 61)