L ời cảm ơn
3.2.4. Các yếu tốc ấu thành năng suất của giống NL36
Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô NL36 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc được trình bày ở bảng 3.16.
- Chiều dài bắp: Chiều dài bắp biến động từ 13,6 - 14,6 cm (vụ Xuân) và từ 13,4 - 14,5 cm (vụ Thu). Nhìn chung mật độ càng tăng chiều dài bắp có xu hướng giảm dần. Trong thí nghiệm các công thức từ 1 - 8 có chiều dài bắp tương đương nhau và tương đương đối chứng (vụ Xuân: 14,3 - 14,6 cm; vụ Thu 14,1 - 14,5 cm; đối chứng:14,3 cm). Khi mật độ tăng dần (công thức 9 đến công thức 12) chiều dài bắp ngắn dần và công thức 11, 12 có chiều dài bắp ngắn hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Mật độ 5 vạn, 6
vạn cây/ha chiều dài bắp của giống NL36 không có sự sai khác giữa các khoảng cách hàng và tương đương với đối chứng nhưng khi tăng mật độ lên 7,1 và 8 vạn cây/ha thì chiều dài bắp có sự sai khác giữa các khoảng cách hàng. Giống NL36 trồng ở mật độ 7,1 vạn cây khoảng cách hàng 50 cm và mật độ 8 vạn cây khoảng cách hàng 50 cm có chiều dài bắp dài hơn so với công thức trồng ở khoảng cách hàng 60 cm và 70 cm.
- Đường kính bắp: Các công thức thí nghiệm có đường kính bắp khá lớn trong cả 2 vụ thí nghiệm. Vụ Xuân, đường kính bắp dao động từ 4,5 - 4,9 cm. Công thức 1 với mật độ 5 vạn cây/ha ở khoảng cách hàng 50 cm và công thức 7 với mật độ 7,1 vạn cây/ha ở khoảng cách hàng 50 cm có đường kính bắp đạt 4,9 cm, lớn hơn so với đối chứng và các mật độ khoảng cách hàng khác ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 11, 12 với mật độ 8 vạn cây/ha khoảng cách hàng 60 cm và 70 cm có đường kính bắp nhỏ nhất (4,5 cm). Vụ Thu, công thức 11, 12 trồng ở mật độ 8 vạn cây/ha khoảng cách hàng 60 cm và 70 cm có đường kính bắp nhỏ hơn đối chứng (4,2 - 4,3 cm), các công thức còn lại có đường kính tương đương đối chứng (4,8 cm).
- Số hàng hạt/bắp: Số hàng hạt/bắp của các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân và vụ Thu chênh lệch không nhiều. Vụ Xuân, các công thức thí nghiệm có số hàng hạt/bắp biến động từ 14,5 - 14,9 hàng; vụ Thu, số hàng hạt/bắp từ 14,4 - 14,8 hàng. Không có sự sai khác về chỉ tiêu số hàng hạt/bắp giữa các công thức thí nghiệm và giữa các công thức so với đối chứng trong cả 2 vụ Xuân và Thu. Như vậy mật độ và khoảng cách trồng khác nhau không ảnh hưởng đến số hàng/bắp của giống NL36.
- Số hạt/hàng: Số hạt/hàng trong vụ Xuân biến động từ 30,0 - 32,6 hạt và vụ Thu biến động từ 30,5 - 32,5 hạt. Nhìn chung số hạt/hàng có xu hướng giảm dần theo mức tăng của mật độ trồng, sự khác biệt này thể hiện rõ nhất ở mật độ 8 vạn cây/ha và qua xử lý thống kê cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% giữa mật độ 5 vạn, 6 vạn, 7,1 vạn cây/ha so với mật độ 8 vạn cây/ha (khoảng cách hàng 60 cm và 70 cm). Sự giảm số hạt/hàng ở mật độ trồng dày (8 vạn cây) nguyên nhân có thể là do sự rậm rạp của các tầng lá làm che khuất khoảng không nhận hạt phấn của râu ngô và ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ phấn thụ tinh, thêm vào đó là sự tranh chấp dinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể.
Bảng 3.16. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống NL36 với mật độ khoảng cách khác nhau năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc
Công thức Khoảng cách (cm) Mật độ (vạn cây/ha) Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng/bắp (hàng) Hạt/hàng (hạt) KL 1000 hạt (gam)
Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu
1 50 x 40 5,0 14,6a 14,5a 4,9a 4,9a 14,9 14,8 32,6a 32,5a 320,0a 319,8a 2 60 x 33 14,5ab 14,5a 4,8b 4,9a 14,8 14,7 32,5a 32,5a 320,3a 318,7a 3 70 x 28 14,5ab 14,4a 4,8b 4,9a 14,8 14,7 32,4a 32,5a 319,6a 318,6a 4 50 x 33 6,0 14,5ab 14,3ab 4,8b 4,8a 14,8 14,7 31,9ab 31,8ab 319,9a 319,0a 5 60 x 28 14,4ab 14,3ab 4,8b 4,8a 14,7 14,7 31,4abc 31,4bc 318,9a 318,5a 6 70 x 24 14,3ab 14,3ab 4,8b 4,8a 14,7 14,5 31,1abc 31,3bc 318,5a 318,0a 7 50 x 28 7,1 14,5ab 14,4a 4,9a 4,9a 14,8 14,7 32,5a 32,5a 320,0a 318,8a 8 60 x 24 14,3ab 14,1ab 4,8b 4,7a 14,7 14,6 31,0abc 31,9ab 318,8a 318,9a 9 70 x 20 14,1bc 14,0b 4,8b 4,6ab 14,6 14,6 31,0abc 30,9bc 318,4a 318,7a 10 50 x 25 8,0 14,3ab 14,0b 4,8b 4,6ab 14,6 14,6 30,5bc 31,1bc 308,6b 307,6b 11 60 x 21 13,6c 13,5c 4,5c 4,3b 14,6 14,4 30,0c 30,5c 308,1b 307,2b 12 70 x 18 13,6c 13,4c 4,5c 4,2b 14,5 14,4 30,0c 30,5c 308,9b 307,0b 13 70 x 25 (đ/c) 5,7 14,3ab 14,3ab 4,8b 4,8a 14,7 14,7 31,2abc 31,3bc 319,7a 318,5a CV% 2,36 1,66 1,59 5,58 2,03 1,97 3,21 1,81 1,73 1,78 LSD(0,05) 0,57 0,4 0,10 0,44 ns ns 1,70 0,96 9,23 9,50
(Trung bình 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn)
Qua số liệu bảng 3.16 còn cho thấy ở mật độ 5 vạn cây/ha, số hạt/hàng không có sự sai khác giữa các công thức nhưng khi tăng mật độ lên 6 vạn, 7,1 vạn và 8 vạn cây/ha thì số hạt/hàng ở các công thức có khoảng cách hàng 50 cm cao và ổn định, ngược lại số hạt của các công thức trồng ở khoảng cách hàng 60 cm và 70 cm có xu hướng giảm.
- Khối lượng 1000 hạt: Có sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% về chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt của các công thức trồng ở mật độ 5 vạn, 6 vạn, 7,1 vạn cây/ha so với các công thức trồng ở mật độ 8 vạn cây/ha trong cả 2 vụ thí nghiệm. Khối lượng 1000 hạt ở mật độ 8 vạn cây/ha thấp hơn so với khối lượng 1000 hạt ở các mật độ khác.
Nhìn chung mật độ 5 vạn, 6 vạn và 7,1 vạn cây/ha các yếu tố cấu thành năng suất cao và ổn định, đặc biệt là mật độ 7,1 vạn cây khoảng cách hàng 50 cm. Khi tăng mật độ lên 8 vạn cây/ha một số yếu tố cấu thành năng suất có xu hướng giảm và thể hiện rõ nhất ở công thức có khoảng cách hàng 60 cm và 70 cm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Tuấn Khiêm (1996), Ba Bu (1999), Neradic và cs (1999) [10], [50], [86].
3.2.5. Năng suất thực thu của giống NL36 vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc