L ời cảm ơn
3.1.3.2. Khả năng chống đổ rễ, gãy thân của các THL luân giao
Ở miền Bắc mưa to và dông bão thường xuất hiện từ giữa tháng 4, thời điểm sau thụ phấn thụ tinh. Vụ Xuân 2009 khi ngô vào giai đoạn chín sữa gặp mưa kèm theo gió to và chúng tôi đã tiến hành đánh giá khả năng chống đổ của các THL, hầu hết các THL đều bịđổ rễ. Tỷ lệđổ rễ của các THL tại Thái Nguyên dao động từ 4,4 - 29,8%. THL số 11 (IL5 x IL8) bị đổ nhiều nhất (29,8%); THL số 6, số 7 (IL3 x IL5, IL3 x IL6) bịđổ rễ ít nhất (4,4 - 4,9%), thấp hơn đối chứng 1 và tương đương đối chứng 2; các THL còn lại có khả năng chống đổ rễ khá. Tỷ lệđổ rễ của các THL tại Phú Thọ từ 4,0 - 28,1%, THL số 11 (IL5 x IL8) bị đổ nhiều nhất (28,1%) nhiều hơn 2 đối chứng, các THL còn lại có tỷ lệ cây bị đổ rễ thấp hơn đối chứng 1, tương đương hoặc cao hơn đối chứng 2. Vụ Thu, phần lớn các THL không bị đổ rễ, trừ THL IL3 x IL11, IL5 x IL8, IL5 x IL11 bịđổ với tỷ lệ dao động từ 0,2 - 8,3%
(Thái Nguyên) và 1,5 - 17,8% (Phú Thọ). THL IL5 x IL8 bị đổ rễ nhiều nhất qua các vụ và các địa điểm thí nghiệm. Tất cả các THL nghiên cứu đều có tỷ lệ gãy thân thấp (<5% số cây bị gãy), tương đương với công thức đối chứng và được đánh giá ở thang điểm 1 (kể cả 3 vụ) ở 2 địa điểm thí nghiệm.
Tình trạng cây bị nhiễm sâu đục thân vụ Thu nặng hơn vụ Xuân, ngược lại tỷ lệ bệnh khô vằn, đổ rễ trong vụ Xuân có chiều hướng nặng hơn vụ Thu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của tác giảĐặng Ngọc Hạ (2007) [6]. Tóm lại, qua vụ Xuân 2009, vụ Thu 2008 - 2009 cho thấy 3 THL (IL3 x IL5, IL3 x IL6, IL3 x IL8) có khả năng chống chịu với sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt khá; khả năng chống đổ rễ, gãy thân tốt.