Tình hình nghiên cứu về thời vụ gieo trồng ngô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 43 - 47)

L ời cảm ơn

1.5.2.Tình hình nghiên cứu về thời vụ gieo trồng ngô ở Việt Nam

Gieo đúng thời vụ đối với ngô là rất cần thiết, gieo quá sớm gặp hạn, rét ngô sinh trưởng và phát triển yếu, năng suất kém. Đối với vùng cao gieo quá sớm không những bị rét mà còn có thể bị mưa đá khi ngô mới mọc. Ngược lại gieo quá muộn đối với ngô ruộng sẽ thu hoạch chậm làm trễ thời vụ cấy lúa. Thời vụ gieo ngô ruộng thích hợp từ tiết lập Xuân (4/2) đến hết tháng 2 dương lịch (Nguyễn Mộng, 1968) [15].

Ngô là cây nhiệt đới, ưa ấm và ẩm, khi trời lạnh, ngô mọc và phát triển kém. Tổng tích ôn của ngô khoảng 2.000 - 2.2000C đối với giống ngắn ngày, 2.400 - 2.600 đối với giống dài ngày (Lưu Trọng Nguyên, 1965; Đào Thế Tuấn, 1977; Trần Hữu Miện, 1987) [16], [35], [14].

Nhiệt độ trung bình ngày thích hợp cho ngô 22 - 280C, dưới 180C hoặc trên 380C đều không thuận lợi cho ngô phát triển, và trong thời gian sinh trưởng của ngô không được có quá 23 ngày dưới 100C. Trời càng rét sinh trưởng của ngô càng kéo dài, trời nóng, ấm thời gian này ngắn lại. Hạt ngô rất mẫn cảm với nhiệt độ, ở trong đất hạt có thể chịu được nhiệt độ 10 - 200C, và chỉ có thể hạ thấp đến 60C. Nhiệt độ đất thích hợp cho hạt nẩy mầm từ 15 - 180C, dưới 150C ngô gieo 15 - 17 ngày mới mọc, từ 15 - 200C hạt trong đất chỉ sau 5 - 7 ngày mọc. Ngô mọc nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cả nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí từ 23 - 240C chỉ sau 5 ngày mọc, 17 - 180C sau 9 ngày mọc, 13 - 14,50C sau 15 ngày mọc, ở nhiệt độ 8 - 100C sau gieo 27 ngày mới mọc (Trần Hữu Miện, 1987) [14].

Ngô là cây trồng cạn không đòi hỏi nhiều nước, tuy nhiên trong vòng đời mỗi cây cũng cần khoảng 200 - 220 lít nước. Ở thời kỳđầu, khối lượng chất xanh của cây mới chỉ chiếm 1 - 2% so với cây trưởng thành, diện tích lá nhỏ, cây phát triển chậm, nên không cần nhiều nước. Ở thời kỳ ngô 7 - 13 lá cần 35 - 38 m3 nước/ha/ngày. Thời kỳ xoáy nõn, trỗ cờ, phun râu lượng nước cần 65 - 70 m3 nước/ha/ngày (Trần Hữu Miện, 1987) [14]. Đây cũng là thời kỳ khủng hoảng nước lớn nhất của ngô. Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nếu hạn với độẩm 40% độẩm tối đa ở thời kỳ trỗ cờđến kết hạt, sẽảnh hưởng tới năng suất nhất. Còn nếu ẩm độ đất 50 - 60% thiếu 20% lượng nước cần, ở thời kỳ mọc đến 8 lá, không những không giảm năng suất mà còn có chiều hướng tăng năng suất hơn đầy đủ nước, bởi lẽ bộ rễ ngô được huấn luyện ngay từđầu để phát triển xuống tầng đất sâu dưới lòng đất để hút nước cung cấp cho cây. Tuy vậy ngô cũng là cây rất nhạy cảm với việc thừa độ ẩm đặc biệt là giai đoạn cây còn nhỏ, khi điểm sinh trưởng còn nằm dưới mặt đất. Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nếu giai đoạn cây con, đất quá ẩm thì ngô có thể bị chết hàng loạt hoặc sinh trưởng chậm, do đất bí chặt làm cản trở tới sự phát triển của bộ rễ. Thời kỳ 10 - 15 lá nếu độ ẩm đất 90 - 100%, đủ nước nhưng thiếu không khí, lá chuyển sang màu vàng, lá mỏng, quang hợp giảm 30 - 35% so với độẩm đất 70 - 80%, cuối cùng năng suất giảm 15 - 16% (Trần Hữu Miện, 1987) [14]. Vì vậy việc bố trí thời vụ thích hợp sẽ né tránh được điều kiện ngoại cảnh bất thuận như hạn hoặc úng. Ở vùng Đông Bắc, vụ ngô Thu nếu gieo quá sớm gặp mưa nhiều hạt rất rễ bị thối hoặc cây con sinh trưởng kém.

Theo nghiên cứu của tác giảĐỗ Tuấn Khiêm (1996) [10] về ảnh hưởng của thời vụ gieo tới các giai đoạn sinh trưởng phát triển của ngô TSB2 cho thấy rằng: Ở các thời vụ khác nhau thì độ dài của các giai đoạn hình thành cơ quan cũng khác nhau. Do vậy điều kiện ngoại cảnh đã có những ảnh hưởng lớn tới thời gian sinh trưởng của ngô, qua phân tích những yếu tố khí tượng thì cho thấy rằng yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng lớn nhất tới sự biến động về độ dài ngắn của các giai đoạn hình thành cơ quan.

Kết quả nghiên cứu của tác giả tại Cao Bằng cho thấy: Gieo ngô sớm vào trung tuần tháng 1 nhiệt độ xuống thấp 13,2°C thời gian từ gieo đến mọc là 17 ngày, nếu nhiệt độ từ 14 - 15°C thì thời gian mọc là 13 - 14 ngày và nhiệt độ từ 17 - 20°C thì thời gian mọc chỉ từ 6 - 7 ngày.

Tương tự như vậy đối với giai đoạn trỗ cờ và phun râu, ở nhiệt độ trung bình ngày 17 - 17,50C thời gian này kéo dài từ 97 - 100 ngày. Còn ở Thái Nguyên cũng cùng một thời vụ (Thời vụ 1 gieo ngày 17/1), nhiệt độ trung bình ngày 19,6 - 19,70C thì thời gian trỗ cờ và phun râu rút ngắn còn 90 - 93 ngày. Khi lùi thời gian gieo thì nhiệt độ trung bình ngày tăng lên thì độ dài của các giai đoạn 3 lá, 9 lá, trỗ cờ, tung phấn, chín sinh lý rút ngắn lại.

Như vậy toàn bộ thời gian sinh trưởng và độ dài của từng giai đoạn hình thành cơ quan ngoài phụ thuộc vào đặc tính giống còn phụ thuộc vào các thời vụ khác nhau. Việc bố trí thời vụ gieo trồng ngô Xuân trên đất ruộng ở miền núi là tương đối chặt chẽ và chỉ nên gieo ngô vào thời điểm khi nhiệt độ bình quân ngày trên 140C, và kết thúc gieo hạt vào cuối tháng 2 dương lịch để thu hoạch chậm nhất vào hạ tuần tháng 6. Gieo ngô muộn vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 tỷ lệ sâu hại cao. Năng suất đạt cao nhất vào thời vụ 16/2 - 26/2 sau đó có xu thế giảm dần (Đỗ Tuấn Khiêm, 1996) [10].

Theo kết quả nghiên cứu của Dương Thị Nguyên (2011) [18 ] thời vụ trồng đã ảnh hưởng đến TGST, đặc điểm hình thái, tình hình sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của THL IL3 x IL6. Thời vụ trồng đối với THL IL3 x IL6 trong vụ Xuân thích hợp nhất từ 3/2 - 24/2 dương lịch, năng suất thực thu dao động 65,51 - 78,52 tạ/ha, các thời vụ gieo muộn hơn đều làm giảm năng suất. Vụ Thu THL IL3 x IL6 gieo trồng thích hợp nhất từ 3/8 đến 17/8 dương lịch, năng suất đạt từ 68,77 - 74,20 tạ/ha. Trong vụ Xuân nếu gieo muộn giai đoạn trỗ cờ - tung - phấn - phun râu sẽ gặp nhiệt độ cao ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ phấn thụ tinh, sâu đục thân nhiều và ảnh hưởng đến thời vụ của cây trồng tiếp theo. Vụ Thu, gieo muộn gặp hạn và rét từ giai đoạn trỗ cờ trở đi nên cũng làm giảm năng suất hạt.

Theo Ngô Hữu Tình (1997) [31] thời vụ gieo ngô ở một số vùng nước ta như sau: - Vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc: Có 4 vụ ngô chính là vụ Thu Đông, vụĐông Xuân, vụ ngô Xuân và vụ ngô Hè Thu. Vụ ngô Xuân gieo 20/1 - 15/2, thu hoạch vào tháng 5 - 6. Vụ Xuân Hè ở vùng núi gieo 20/2 - 10/3, thu hoạch tháng 6 - 7. Vụ ngô Hè Thu gieo vào tháng 10/4 - 30/4, thu hoạch vào tháng 8 - 9. Vụ Thu gieo 15/7 - 15/8, thu hoạch vào tháng 11 - 12. Vụ ngô Thu Đông gieo vào khoảng 15/8 đến 15/9, thu hoạch vào giữa tháng 12 đến đầu tháng 1. Vụ Ngô Đông gieo từ 15/9 đến trước 10/10, thu hoạch vào cuối tháng 1 đầu tháng 2.

- Vùng khu IV cũ: Có các vụ ngô Đông, vụĐông Xuân và vụ Xuân Hè. VụĐông gieo từ 15/9 - 5/10, thu hoạch vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm sau. Vụ Đông Xuân gieo cuối tháng 9 đầu tháng 10, thu hoạch tháng 2 - 3 năm sau. Vụ Xuân Hè gieo cuối tháng 2 đầu tháng 3, thu hoạch tháng 6 - 7.

- Vùng duyên hải miền Trung có các vụ ngô Đông Xuân và Hè Thu. Vụ Đông Xuân gieo tháng 12, thu hoạch tháng 4. Ngô Hè Thu gieo tháng 4 đầu tháng 5, thu hoạch tháng 8 đầu tháng 9.

- Vùng Tây Nguyên có ngô Hè Thu và ngô Thu Đông. Vụ Hè Thu (vụ chính), gieo tháng 4 - 5, thu hoạch tháng 8 - 9. Vụ Thu Đông gieo tháng 8, thu hoạch tháng 12 (tại vùng có tưới). Ở huyện Ea Súp tỉnh Đăk Lăk có vụ Hè Thu (vụ chính) gieo tháng 4 - 5, thu hoạch tháng 8 - 9. Vụ Thu Đông gieo tháng 9 - 10, thu hoạch tháng 12 - 1. Vụ này diện tích gieo trồng không đáng kể.

- Vùng Đông Nam Bộ: Vụ 1 (Xuân Hè) gieo 10/4 - 5/5 thu hoạch tháng 8 (vụ chính). Vụ 2 (Thu Đông) gieo 15/8 - 30/8 thu hoạch tháng 12. Vụ Đông Xuân (có tưới chủđộng) gieo 15/11 - 5/12.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có ngô Hè Thu gieo cuối tháng 4 đầu tháng 5 thu hoạch tháng 8.

Chương 2

VT LIU, NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 43 - 47)