Khái niệm dòng thuần

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 25 - 26)

L ời cảm ơn

1.3.3.2. Khái niệm dòng thuần

Dòng thuần là khái niệm tương đối để chỉ các dòng tự phối đã đạt đến độđồng hợp tử cao và ổn định ở nhiều tính trạng. Đối với ngô, thường sau 7 - 9 đời tự phối, dòng đạt đến độ đồng đều cao ở các tính trạng như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, năng suất, màu và dạng hạt... và được gọi là dòng thuần. Như vậy, dòng thuần có kiểu gen đồng hợp tử với tỷ lệ cao ở nhiều đặc trưng di truyền. Dòng thuần chỉ có giá trị khi có khả năng kết hợp cao, dễ nhân dòng và sản xuất hạt lai (Shull, 1952; Good và cs, 1997; Han và cs, 1991) [98], [68], [73].

* Phương pháp to dòng thun:

Phát triển dòng thuần có tiềm năng sử dụng làm bố mẹ tạo các giống lai có năng suất cao, ổn định là mục tiêu cơ bản của chương trình cải tạo cây ngô và là một công việc thường xuyên, liên tục.

Vật liệu tạo dòng thuần từ nhiều nguồn khác nhau như: Giống địa phương, giống tổng hợp, giống hỗn hợp, giống lai... Có khá nhiều phương pháp tạo dòng nhưng phương pháp chuẩn là tự phối. Phương pháp này được Shull áp dụng lần đầu tiên và công bố vào các năm 1909 - 1910. Cho tới nay phương pháp tự phối, phương pháp truyền thống vẫn là phương pháp chủ yếu trong tạo dòng thuần ở ngô, vì tự phối tạo ra cường độ phân ly mạnh nên nhanh đạt kết quả kiểu gen đồng hợp tử với tỷ lệ cao ở nhiều tính trạng và cho những dòng thuần có khả năng kết hợp cao. Stringield (1974) đưa ra phương pháp thụ phấn chị em thay cho tự thụ để tạo dòng rộng. Ông cho rằng tự phối quá mạnh, các allen được định vị trong điều kiện đồng hợp tử quá nhanh khiến quá trình chọn lọc bằng mắt kém hiệu quả. Cận huyết chị em có cường độ đồng huyết thấp hơn sẽ giữ được độ biến động lớn hơn, tạo cơ hội lớn hơn cho chọn lọc giữa và trong các thế hệ con cháu. Bằng phương pháp cận huyết đồng máu (fullsib) hoặc nửa máu (halfsib) có thể tạo ra những dòng có năng suất và sức sống tốt hơn dòng tự phối nhưng thời gian đạt đến đồng hợp tử dài hơn và không tạo ra những dòng có khả năng kết hợp đột suất cao hơn, kéo dài thời gian chọn lọc dòng (Ngô Hữu Tình, 2003) [33]. Trong những năm gần đây, một số phương pháp tạo dòng mới đã được phát triển như tạo dòng đơn bội kép bằng nuôi cấy bao phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. Cho đến nay phương pháp tự phối vẫn là chủ yếu, vì tự phối tạo ra cường độ phân ly mạnh nên nhanh đạt tới kiểu gen đồng hợp tử ở nhiều tính trạng và cho dòng thuần có khả năng kết hợp cao.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của một số tổ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng đông bắc (Trang 25 - 26)