Cách duy trì, triển khai đề tài – chủ đề

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 25 - 27)

6. Cấu trúc khóa luận

1.3.1.3. Cách duy trì, triển khai đề tài – chủ đề

Theo F.Danes có thể có năm cách duy trì và triển khai đề tai, chủ đề:

Cách 1: Triển khai tuyến tính giản đơn, tức là phần thuyết của cấu đi trước được nhắc lại với tư cách phần đề của câu thứ hai, phần thuyết của câu thứ hai lại được dùng vào phần đề của câu thứ ba, và cứ thế tiếp diễn.

Ví dụ 10:

“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.

(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)

Cách 2: Duy trì một đề xuyên suốt toàn văn bản, với những phần thuyết khác nhau kế tiếp.

Ví dụ 11:

“ Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những pháp luật dã nam. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn chặn việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược…” (Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh)

Duy trì đề tài: Tội ác của bọn thực dân Pháp.

Cách 3: Sự triển khai nhiều đề xuất phát từ một đề chung lớn hơn, những đề nhỏ này gọi là đề phái sinh (từ một đề chung).

Ví dụ 12:

“Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiêng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”.

Cách 4: Triển khai một phần thuyết tách thành nhiều bộ phận (thường phần thuyết đã cho là phần thuyết chung do một từ thuộc bậc trên đảm nhiệm, nó có thể tách ra được thành các phần thuyết bộ phận, và những phần thuyết này được lấy làm đề cho những câu tiếp theo).

Ví dụ 13:

“Đi đến chợ hoa thì vô vàn những loài hoa. Hoa cúc, hoa mai, hoa hồng bày bán khắp nơi. Mỗi loài hoa có màu sắc riêng và tất cả đều đẹp.”

Cách 5: Triển khai đề nhảy cóc là một biến thể của cách triển khai thứ nhất (triển khai tuyến tính giản đơn). Chẳng hạn từ phần thuyết của câu thứ hai nhảy qua phần đề của câu thứ tư, bỏ qua câu thứ ba, nhưng người đọc vẫn có thể tái lập chuỗi liên tực của chuỗi câu nối tiếp.

Cánh đồng đôi ba vụ

Tre với người vất vả quanh năm (1).

Tre với người như thể mấy nghìn năm (2). Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân Pháp cũng không làm ra được một tấc sắt (3). Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người (4).” [23;96]

Năm kiểu triển khai đề trình bày trên đây do Frantisek Danes (1970) nêu lên như là giả thuyết về “sự triển khai đề”, và hiểu đó là “tập hợp những mối quan hệ nối kết các đề khác nhau với nhau trong một văn bản”, cho phép xác lập một loại hình nào đó của các văn bản.

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 25 - 27)