Mạch lạc biểu hiệ nở phép liên kết từ vựng

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 54 - 56)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2.5. Mạch lạc biểu hiệ nở phép liên kết từ vựng

Phép liên kết từ vựng là một trong những biểu hiện của mạch lạc ở phương diện hình thức. Theo Diệp Quang Ban: “Phép liên kết từ vựng là những vấn đề lựa chọn các từ ngữ có quan hệ nào đó với các từ ngữ đã có trước, trên cơ sở đó làm cho câu chứa từ ngữ có trước với câu chứa từ ngữ mới được chọn này liên kết với nhau”. [2;260]

Phép liên kết từ vựng gồm ba phép nhỏ: - Lặp từ vựng

- Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa - Phối hợp từ ngữ

Lặp từ vựng là sử dụng trong câu sau đã được sử dụng ở câu trước, theo kiểu lặp, y nguyên như vốn có, trên cơ sở đó liên kết với những câu chứa chúng với nhau. Những từ lặp lại không nhất thiết phải cùng từ loại với từ ngữ vốn có trước. Những từ ngữ được lặp với những từ ngữ dùng để lặp có thể đồng nhất trong quy chiếu, tức có cùng cơ sở quy chiếu mà cũng có thể không đồng nhất trong quy chiếu, từ ngữ không cùng cơ sở trong quy chiếu.

Ví dụ 43:

Tạm quy ước lời thoại của thống lý Pá Tra là SP1, lời thoại của A Phủ là SP2.

“Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném ngửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:

(1) SP1: - Mất mấy con bò? A Phủ trả lời tự nhiên:

(1’) SP2: - Cho tôi khẩu súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm. Pá Tra hất tay, nói:

(2)SP1: - Quân ăn cướp làm mất bò tao. A Sử đâu! Đem súng đi lấy con hổ về.

(2’) SP1: - Mày ra ngoài kia, đem về đây một cái cọc, một cuộc dây mây. Tao trói mày đứng chỗ kia. Bao giờ chúng nó bắn được hổ về thì tao cho mày khỏi phải chết. Nếu không được hổ thì cho mày đứng chết ở đấy.”

Trong ví dụ 43 ta thấy có lời thoại (1) của SP1 và lời thoại (2) của SP1 đều sử dụng phép lặp, là việc lặp lại từ mất bò. Phép lặp này hàm liên kết hai lời này lại với nhau vì cùng đề cập đến vấn đề là A Phủ làm mất bò trong sự quan tâm của cả hai nhân vật SP1 và SP2. Sự lặp lại này nhằm nhấn mạnh vấn đề được nói đến, giúp tạo nên sự mạch lạc cho các lời thoại.

Ví dụ 44:

Tạm quy ước lời thoại của A Châu là SP1, lời thoại của A Phủ là SP2.

“…Vừa làm, vừa hỏi:

(1)SP1: - Sao không để chuồng nuôi lợn khác?

(1’) SP2: - Rồi Tây lại lên ăn mất, thôi không nuôi nữa (2)SP1: - Có cách nuôi được.

(2’) SP2: - Cách nào?

(3)SP1: - Ở Pú Nhung trên Lai Châu bây giờ nhà nào cũng có hai nhà. Nuôi lợn ở nhà trong có đủ cái tốt, còn cái nhà ngoài làng thì không có gì…”

Trong đoạn thoại trên ta có thể thấy lời thoại (1) và (3) của SP1 lặp lại từ

nuôi lợn, lời thoại (1’) của SP2 và lời thoại (2) của SP1 lặp lại từ nuôi nhằm nhấn mạnh có cách nuôi lợn. Phép lặp này nhằm liên kết các lời thoại này với nhau vì trong các lời thoại cùng đề cập đến một vấn đề đó là: Nuôi lợn. Các lời thoại này lặp lại nhằm nhấn mạnh và làm rõ ý. Như vậy, phép lặp làm cho các lời thoại có sử dụng nó liên kết lại với nhau sự liên kết này còn bao gồm cả sự liên kết về nội dung. Chính sự liên kết này tạo được sự mạch lạc cho các lời thoại.

Trên đây, chúng tôi trình bày sự mạch lạc được biểu hiện qua phép liên kết từ vựng mà cụ thể hơn là ở phép lặp ở hai đoạn thoại trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Trong quá trình khảo sát các cuộc thoại trên chúng tôi nhận thấy phép lặp ngoài việc liên kết các lời thoại bằng cách nhắc lại từ ngữ thuộc lời nói trước ở lời nói sau thì phép lặp còn có tác dụng nhấn mạnh điều được lặp lại trong lời thoại đó. Đây là phương tiện biểu hiện cho sự mạch lạc được nhà văn

Tô Hoài sử dụng và nó cũng là một cách thức tác giả nhấn mạnh các tầng nghĩa của truyện.

Qua bảng thống kê chúng ta có thể thấy phần lớn các đoạn thoại đều sử dụng phương tiện liên kết để biểu hiện cho sự mạch lạc. Vì vậy, để hiểu được nội dung, ý nghĩa, sự mạch lạc của các cuộc thoại chúng ta cần xác định được các phương tiện biểu hiện cho sự mạch lạc trong mỗi cuộc thoại, có như vậy mới lột tả được ý nghĩa và sự mạch lạc của các lời thoại và cả cuộc thoại.

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)