Sự dung hợp giữa các hành động nói hàm ngôn

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 65 - 70)

6. Cấu trúc khóa luận

2.3.3.2. Sự dung hợp giữa các hành động nói hàm ngôn

Hàm ngôn là khái niệm từ lâu được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trần Ngọc Thêm định nghĩa: Hàm ngôn (hàm ý) là bộ phận của thật đề, cái mới, không được thể hiện tường minh trong sản phẩm ngôn ngữ.

Cao Xuân Hạo cho rằng: Hàm ngôn là những nghĩa được truyền đạt không trực tiếp thông qua nguyên căn bằng cách dùng nội dung của nghĩa nguyên văn bản làm cho người nghe từ đó suy ra một nghĩa khác.

Hàm ngôn được chia làm hai loại chính: hàm ngôn ngữ nghĩa và hàm ngôn ngữ dụng.

+ Hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn được thể hiện ngay trên ý nghĩa của lời thoại qua các hư từ, qua cách nói lửng, qua cách hiểu về các tiền giả định.

Ví dụ 59:

“ A Phủ không tỏ vẻ lạnh lùng gì. Nghe xong quát lên:

- Quân ấy không phải giống người Mèo ta nên nó phải đi ở với Tây. Không được sợ. Phải thù nhiều hơn, nhớ chưa?

Mị nói:

Trong ví dụ trên, lời thoại của Mị thể hiện sự mạch lạc từ câu nói lửng. Nói lửng cũng là cách nói rất đặc trưng của lời nói, là cách nói nới lỏng cảm xúc, là một dấu lặng để nhân vật giao tiếp suy ngẫm, tự đánh giá.

Có trường hợp, dùng cách nói lửng dưới tác động của một nhân tố tâm lý nào đó. Có thể là e dè, tế nhị hoặc cố tình hay ngạc nhiên hoặc tự trấn tỉnh. Đi xa hơn thế là nhiều ý nghĩa ngầm khác mà khi đặt vào văn cảnh nó thực sự hiệu quả.

Xét trong ví dụ trên, nội dung ngầm ẩn gắn bó chặt chẽ với cả cuộc đối thoại và phần nội dung trước đó. Là sự e dè của Mị khi nói rằng sợ sẽ bị bố con nhà thống lý bắt được. Sự e dè này thể hiện thái độ lo sợ của Mị trước bố con nhà thống lý. Lí do khiến Mị lo sợ như vậy đọc tác phẩm ở phần đầu chúng ta có thể ngầm hiểu được ý của Mị muốn nói gì. Câu nói: “Bố con nó mà bắt được ta lần này…” câu nói này của Mị không nói ra tiếp nếu bắt được vợ chồng Mị thì sẽ như thế nào, mà Mị để bỏ lửng câu nói của mình cho A Phủ ngầm hiểu nếu bị bắt lại hậu quả như thể nào.

+ Hàm ngôn ngữ dụng là hàm ngôn được tạo nên khi có sự vi phạm các phương châm của hội thoại. Từ sự vi phạm này làm cho câu mang thêm ý nghĩa khác ngoài ý nghĩa hiển ngôn qua câu chữ.

Ví dụ 60:

“ A Phủ cãi:

- Được con hổ ấy còn nhiều tiền hơn con bò. Thế nào tôi cũng bắn được. Pá Tra quát:

- Lấy cọc dây mây về!”

Xuất phát từ nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice và bốn phương châm hội thoại mà ông đưa ra, chúng ta thấy phát ngôn trên vi phạm phương châm quan hệ “Chỉ nói những điều có liên quan đến vấn đề được đề cập đến. Không lạc đề”. Trong ví dụ trên, ta thấy hai lời thoại của A Phủ và thống lý không liên quan gì tới nhau. Câu nói của A Phủ nói về co hổ và muốn thuyết phục thống lý cho mình đi bắt hổ về, thống lý thì lại bắt A Phủ đi lấy cọc dây mây về. Nhưng liên tưởng bối cảnh cuộc thoại thì ta thấy rằng dù A Phủ có muốn xin Pá Tra đi bắt hổ về để chuộc tội đã để hổ bắt mất bò nhưng Pá Tra không đồng ý ngược lại

hắn còn bắt A Phủ tự đi lấy cọc và dây mây về để hắn trói A Phủ. Vì thế, dù vi phạm phương châm quan hệ nhưng lời thoại này hoàn toàn logic.

Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy khả năng dung hợp của các hành động nói là một biểu hiện rõ nhất thể hiện cho sự mạch lạc của lời thoại cho các cuộc thoại. Trong đó, đa phần tác giả sử dụng sự dung hợp giữa các hành động nói hiển ngôn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Qua quá trình khảo sát các cuộc thoại được chọn trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy tác giả đã sử dụng phong phú và đa dạng các biểu hiện của mạch lạc và nối kết các cuộc thoại với nhau.

Tô Hoài thừa nhận vai trò của liên kết trong việc bảo đảm mạch lạc bằng cách sử dụng nhiều và khá thành công với các phương tiện liên kết như: phép nối, phép lặp từ vựng, phép tỉnh lược… Ngoài ra, trong tất các các cuộc thoại tính mạch lạc được Tô Hoài thể hiện sâu sắc qua sự dung hợp giữa các hành động nói, sự duy trì đề tài, chủ đề, quan hệ ngoại chiếu…

Riêng với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nhà văn Tô Hoài cũng đã sử dụng thành công các phương tiện liên kết trong các cuộc song thoại. Tô Hoài là một nhà văn say mê, tìm tòi sáng tạo nghệ thuật một cách tinh tế, ông đi nhiều, quan sát nhiều, có vốn sống phong phú. Bởi thế trong các truyện ngắn của ông nói chung và trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ nói riêng các lời thoại mà ông sử dụng đậm chất khẩu ngữ, gần gũi, dễ hiểu. Vì thế, câu văn trở nên sinh động, không khuôn sáo.

Nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ sử dụng nhiều phương tiện liên kết chủ yếu nhấn mạnh đến mạch lạc trong mạch ngầm của văn bản. Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này như một định hướng đúng hơn khi đi tìm hiểu về tác phẩm Vợ chồng A phủ.

KẾT LUẬN

Mạch lạc dù là một hiện tượng trừu tượng và mơ hồ, khó nắm bắt, nhưng nó là một hiện tượng có thật và có vai trò lớn đối với việc tạo thành văn bản, đặc biệt là đối tượng với các lời thoại trong truyện ngắn. Truyện ngắn là một văn bản, vì vậy chúng ta cần phân biệt mạch lạc và liên kết trong đó. Dù cùng thuộc về các yếu tố tạo thành văn bản nhưng mạch lạc là yếu nghiêng về nội dung còn liên kết là yếu tố nghiêng về hình thức. Thường thì ở trong một tác phẩm văn học liên kết sẽ trở thành một trong những phương tiện thể hiện cho mạch lạc. Bởi vậy, mạch lạc trong lời thoại của các truyện ngắn thường được thể hiện qua hai phương diện chung nhất là phương diện nội dung và phương diện hình thức. Về phương diện hình thức thì mạch lạc được biểu hiện qua một số phương tiện như phép nối, phép thế, phép so sánh, phép tỉnh lược, phép liên kết từ vựng. Về phương diện nội dung thì mạch lạc có thể được biểu hiện qua sự dung hợp giữa các hành động nói, qua việc duy trì đề tài, chủ đề trong các lời thoại.

Qua việc khảo sát các truyện ngắn của nhà văn Tô Hoài nói chung, tác phẩm Vợ chồng A Phủ nói riêng, chúng ta có thể nhận thấy mạch lạc là một yếu tố thường xuyên được tác giả sử dụng trong toàn truyện ngắn và đặc biệt là trong lời thoại của truyện.

Đặc điểm về mạch lạc của lời thoại trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ được thể hiện như sau:

Sự mạch lạc luôn thể hiện trong các lời thoại của các cuộc hội thoại, đặc biệt là các cuộc song thoại, nó luôn là yếu tố đảm bảo cho lời thoại đó dễ hiểu, dễ nhận biết về mặt nội dung, ý nghĩa. Nó cũng là yếu tố xuyên suốt nội dung của các lời thoại, duy trì hoặc mở rộng các yếu tố nội dung được nói đến.

Sự mạch lạc của lời thoại được biểu hiện đa dạng qua hình thức và nội dung của hội thoại. Rất ít đoạn thoại mà sự mạch lạc lại chỉ được biểu hiện qua một

nhau để tạo nên sự gắn kết và thể hiện ý của các thoại nhân qua các lời thoại. Hình thức bản thân nó không phải là mạch lạc nhưng nó lại là một yếu tố biểu hiện cho mạch lạc khi xét vào toàn văn bản.

Trong quá trình phân tích hội thoại trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, chúng tôi thấy rằng một cuộc thoại có thể sử dụng nhiều phép liên kết khác nhau. Có thể thấy trong một cuộc thoại có thể sử dụng phép nối lỏng, phép liên kết và sự duy trì đề tài chủ đề.

Kết quả khảo sát riêng biệt từng biểu hiện của mạch lạc trên tổng số các đoạn thoại đã cho thấy: sự dung hợp giữa các hành động nói có mặt ở 18/18 đoạn thoại, chiếm 100%. Biểu hiện thấp nhất cho sự mạch lạc đó là phép so sánh, có mặt ở 2/18 cuộc thoại chiếm 11%. Phép thế có mặt ở 3/18 cuộc thoại, chiếm 17%. Phép nối có mặt ở 5/18 cuộc thoại, chiếm 28%.

Như vậy, sự dung hợp giữa các hành động nói được dùng để biểu hiện sự mạch lạc rõ nhất cho các lời thoại và phép so sánh được sử dụng ít nhất để biểu hiện cho sự mạch lạc lời thoại. Từ kết quả trên cũng cho thấy yếu tố nội dung là yếu tố được sử dụng nhiều hơn khi biểu hiện về mạch lạ, nó là yếu tố chủ đạo, tồn tại trong tất cả các đoạn thoại. Vì vậy, khi xem xét sự mạch lạc ở lời thoại trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài chúng ta không chỉ chú ý về mạch lạc ở phương diện hình thức mà còn phải đặc biệt chú ý đến biểu hiện của nó ở phương diện nội dung. Bởi nội dung là ý nghĩa lớn nhất của lời thoại, nó là điều mà các thoại nhân muốn trao đổi và cũng là điều mà tác giả muốn người đọc hiểu được khi đọc tác phẩm.

Tóm lại, Việc tìm hiểu sự mạch lạc của lời thoại trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài trong khóa luận này, chúng tôi đã cố gắng phần nào để cụ thể hóa hơn sự mạch lạc biểu hiện trong lời thoại của tác phẩm. Hi vọng qua các nội dung đã tìm hiểu được sẽ đưa ra một góc nhìn sâu sắc hơn nữa về tài năng của nhà văn Tô Hoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Phương Anh (5/2010), Mạch lạc trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, khóa luận tốt nghiệp.

2. Diệp Quang Ban (2003), Giao tiếp văn bản mạch lạc liên kết đoạn văn, NXB Khoa học xã hội.

3. Diệp Quang Ban (2006), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục. 4. Diệp Quang Ban (2002), “Ngữ pháp truyện và một vài biểu hiện của tính mạch lạc trong truyện”, Tạp chí Ngôn ngữ số 10.

5. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, NXB Giáo dục.

6. Đỗ Hữu Châu (2002), Đại cương ngôn ngữ học, ngữ dụng học tập 2,

NXB Giáo dục.

7. Hà Minh Đức (1999), Lời giới thiều tuyển tập Tô Hoài, NXB Văn học. 8. Phan Cự Đệ (2008), Tô Hoài – Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Thị Dung (05/2010), Mạch lạc trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, khóa luận tốt nghiệp.

10. Tô Hoài (2011) , Tô Hoài truyện ngắn chọn lọc, NXB Lao động.

11. Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt,

NXB Giáo dục.

12. Phong Lê, Vân Thanh (2001), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục.

13. Trần Ngọc Thêm (1995), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

14. Đặng Thị Diệu Thủy (5/2011), Mạch lạc của lời thoại trong truyện ngắn Tô Hoài, khóa luận tốt nghiệp.

15. Nguyễn Thị Thìn (2003), “Về mạch lạc của văn bản viết”, Tạp chí Ngôn ngữ số 3.

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 65 - 70)