Duy trì đề tài, chủ đề

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 56 - 58)

6. Cấu trúc khóa luận

2.3.1.1. Duy trì đề tài, chủ đề

Duy trì đề tài, chủ đề là một vật, việc, hiện tượng nào đó được nhắc lại trong những câu khác với từ cách là đề tài, chủ đề các câu đó của văn bản.

Về mặt liên kết, sự duy trì đề tài được thực hiện nhờ: Phép lặp từ ngữ, phép thế bằng đại từ, phép tỉnh lược.

Đề tài trong truyện ngắn của nhà văn Tô Hoài rất phong phú và đa dạng. việc duy trì đề tài, chủ đề trở thành một trong những biểu hiện mạch lạc quan trọng trong truyện ngắn của ông.

Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, việc duy trì đề tài, chủ đề là yếu tố quan trọng trong tác phẩm nó giúp tác phẩm liên kết, mạch lạc.

Ví dụ 45:

“Mị không nói “đi” nữa, Mị trở dậy, cùng A Phủ ngồi nướng thịt bò. Đã nướng xong “lương khô” của du kích. A Phủ nói:

Mị tủm tỉm cười:

- Bây giờ khỏi sợ rồi. Mai em cũng đi.”

Tìm hiểu ví dụ trên chúng ta thấy hai lời thoại cùng nói đến một chủ đề: mai đi họp đội du kích. Đây là sự duy trì đề tài ở hai lời thoại giữa Mị và A Phủ. Lời thoại của A Phủ nói đến việc ngày mai sẽ đi họp đội du kích, lời thoại tiếp theo của Mị là câu trả lời cũng như thông báo cho A Phủ biết rằng ngày mai Mị cũng sẽ đi họp du kích cùng A Phủ.

Trong hai lời thoại của hai nhân vật trên đều nói đến cùng một chủ đề ngày mai đi họp du kích. Sự duy trù này tạo được sự liên kết cho các lời thoại và cũng tạo được sự mạch lạc cho bản thân các lời thoại bởi nó cũng nói về một chủ đề.

Ví dụ 46:

Tạm quy ước lời thoại của A Phủ là SP1, lời thoại của Mị là SP2.

“[…]

(1)SP1: - Ta đi chơi

(1’) SP2: - Không đợi A Châu về cùng đi à? Mị lại nói:

(2)SP2: - Bao năm nay không đánh pao, thổi sáo, quên hết rôi. (2’) SP1: - Bây giờ không ai cười nữa đâu.

Biết thế, nhưng Mị vẫn nói:

(3)SP2: - Anh không có vòng bạc, em không có váy thêu mới, đi chơi sao được?

A Phủ cười to:

(3’) SP1: - Bây giờ ở du kích, ta chơi tết không còn đứa ăn mặc đẹp đi đánh nhau cướp vợ đâu. Đây không phải Hồng Ngài rồi.”

Đề tài được duy trì trong đoạn thoại này đó là : đi chơi Tết của vợ chồng A Phủ. Lời thoại (1) của SP1 nói đi chơi, lời thoại (1’) của SP2 trả lời bằng một câu hỏi không đợi A Châu về cùng đi à?, lời thoại (3) của SP2 nói lí do không thể đi chơi được, lời thoại (3’) của SP1 trả lời cho câu hỏi trong lời thoại (3) của SP2.

Trong bốn lời thoại trên của hai nhân vật đều cùng nói về một chủ đề là “đichơi” vừa nêu ra câu hỏi, trả lời, tất cả đều xoay quanh một chủ đề. Sự duy trì chủ đề này tạo ra sự liên kết cho các lời thoại và tạo sự mạch lạc cho đoạn song thoại.

Để tạo ra tính mạch lạc và liên kết trong việc duy trì đề tài, chủ đề ở đoạn thoại này như trong ví dụ 42 đã nêu, Tô Hoài đã sử dụng phép liên kết từ vựng, đó là phép so sánh.

Hay như trong đoạn thoại ở ví dụ 45 để duy trì đề tài, chủ đề của đoạn thoại nhà văn đã sử dụng phương tiện liên kết là phép liên kết từ vựng và phép nối lỏng. Trong đoạn thoại đó câu hỏi (1) của SP1 “sao không để chuồng nuôi lợn khác” thì câu trả lời (1’) của SP2 trả lời câu hỏi (1) trên, câu thoại (2), (2’), (3) của tạo ra hai nhân vật tiếp tục cùng nói về một chủ đề “nuôi lợn”. Như vậy, ở các lời thoại trên đều nói về cùng chủ đề, sự duy trì đề tài, chủ đề này đã liên kết các lời thoại, tạo được sự mạch lạc cho đoạn thoại và cho cả văn bản.

Sự duy trì đề tài, chủ đề làm cho lời thoại trong các đoạn liên kết với nhau và chúng mạch lạc, rõ ràng hơn về mặt ý nghĩa.

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)