Mạch lạc thể hiện trong quan hệ ngoại chiếu

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 31 - 32)

6. Cấu trúc khóa luận

1.3.5.Mạch lạc thể hiện trong quan hệ ngoại chiếu

Quan hệ ngoại chiếu là mối quan hệ giữa các từ trong văn bản với vật, việc, hiện tượng bên ngoài văn bản, tức quy chiếu vào tình huống mà từ đó văn bản được tạo ra. Tình huống trong cách hiểu như thế được gọi là ngữ cảnh huống. Sự quy chiếu vào ngữ cảnh tình huống giúp cho các tình huống giúp cho từ ngữ trong văn bản trở nên rõ nghĩa hoặc xác định.

Ví dụ 20:

Nó đang làm gì vậy?

Ở trong ví dụ này từ là một từ có nghĩa chưa xác định, vì bất cứ ai được nói tới cũng có thể được gọi bằng nó. Muốn xác định được là ai thì phải quy chiếu đến người được chỉ bằng yếu tố ngôn ngữ này. Sự quy chiếu như vậy được thực hiện được cách gọi là chỉ xuất.

Sự chỉ xuất bao gồm ba trường hợp sau: - Chỉ xuất nhân xưng,

- Chỉ xuất không gian, - Chỉ xuất thời gian.

Chỉ xuất nhân xưng là sự ngoại chiếu bằng các từ ngôi nhân xưng, tức là sử dụng từ chỉ ngôi nhân xưng để quy chiếu. Điểm mốc quy chiếu nhân xưng là “tôi”.

Việc phân chia quan hệ ngoại chiếu thành ba loại chỉ xuất vừa nêu trên sẽ tạo thuận lợi cho chúng tôi trong việc tìm hiểu yếu tố mạch lạc trong quan hệ ngoại chiếu ở truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

Như vậy, quan hệ ngoai chiếu chỉ mạch lạc khi có sự quy chiếu đúng đối tượng và nó mạch lạc hoàn toàn với ngữ cảnh tình huống mà nó xuất hiện. Trong tất cả các biểu hiện thì mạch lạc trong quan hệ ngoại chiếu là dễ nhận biết nhât là vì nó gắn với ngữ cảnh tình huống, một phạm vi rộng mà người nghe, người nói dễ nhận biết hơn cả.

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 31 - 32)