Triển khai đề tài, chủ đề

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 58 - 59)

6. Cấu trúc khóa luận

2.3.1.2.Triển khai đề tài, chủ đề

Triển khai đề tài, chủ đề là trường hợp từ một đề tài, chủ đề nào đó trong câu liên tưởng đến đề tài khác thích hợp trong câu khác theo một quan hệ nào đó, nhằm mục đích làm cho sự việc được nói đến phát triển thêm lên.

Về mặt liên kết, sự triển khai đề tài được thực hiện chủ yếu nhờ: Phép phối hợp từ ngữ và phép so sánh.

Ví dụ 47:

“Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném ngửa con bò xuống gốc đào trước của nhà. Pá Tra bước ra hỏi:

- Mất mấy con bò? A Phủ trả lời tự nhiên:

- Cho tôi khẩu súng, thế nào tôi cũng bắn được. Con hổ này to lắm. Pá Tra hất tay nói:

Trong lời thoại mà Pá Tra đã hỏi: mất mấy con bò thì A Phủ đã không trả lời vào thẳng câu hỏi đó mà nhân vật này đã trả lời bằng một câu, trong câu này đã đề cập sang vấn đề khác: con hổ này to lắm. Câu thoại này của A Phủ như thông báo cho Pá Tra biết rằng bò đã bị hổ ăn thịt và cho hắn khẩu súng thì hắn sẽ đi bắt hổ về, và trong lời thoại tiếp theo của thống lý thì tiếp tục nói đến việc: A Sử sẽ đem súng đi lấy con hổ về.

Trong những lời thoại của hai nhân vật trong đoạn thoại này thì từ một chủ đề là mất bò đã triển khai thêm những vấn đề khác, đó là con hổ ăn con bò, A Sử sẽ đi bắt con hổ về. Chính sự triển khai đề tài này đã tạo nên được sự liên kết và mạch lạc cho lời thoại trong ví dụ.

Vậy, việc duy trì – triển khai đề tài, chủ đề vừa biểu hiện cho sự liên kết vừa biểu hiện cho sự mạch lạc. Trong một số trường hợp nó còn biểu hiện sự nhấn mạnh của tác giả vào vấn đề được đưa ra qua lời của các thoại nhân.

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 58 - 59)