Mạch lạc biểu ở phương diện nội dung

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 36 - 37)

6. Cấu trúc khóa luận

1.4.2.2.Mạch lạc biểu ở phương diện nội dung

Như đã nói ở trên, mạch lạc biểu hiện chủ yếu hơn cả không phải ở phương diện liên kết mà ở biểu hiện trong mạch ngầm văn bản là chính. Cụ thể mạch lạc biểu hiện ở sự duy trì – triển khai đề tài, chủ đề; sự sắp xếp hợp lý các câu; thể hiện trong quan hệ ngoại chiếu; trong sự dung hợp giữa các hành động nói…Tóm lại: Mạch lạc của lời thoại trong các cuộc song thoại của truyện ngắn bên cạnh phương diện hình thức còn được thể hiện ở cả phương diện nội dung.

Chúng ta xét một số ví dụ sau:

Ví dụ 29: Sự dung hợp giữa các hành động nói hiển ngôn

“- Các em đã học bài ở nhà chưa?

- Thưa thầy, rồi ạ!”.

Ở ví dụ 29 có hai phát ngôn. Phát ngôn thứ nhất: Các em đã học bài ở nhà chưa? – Là phát ngôn thực hiện hành động hỏi. Phát ngôn thứ hai: rồi ạ - Là

phát ngôn thực hiện hành động trả lời. Hành động hỏi – trả lời đi đôi với nhau tạo nên sự mạch lạc cho đoạn thoại.

Ví dụ 30: Sựu dung hợp giữa các hành động nói hàm ẩn

“- Thế hiện trong két còn bao nhiêu?

- Tháng này còn nợ lại nhà in mất gần nghìn bạc” [8;236].

Trong ví dụ này, phát ngôn thứ nhất là phát ngôn hỏi. Phát ngôn thứ hai là phát ngôn thông báo: còn nợ tiền nhưng đó cũng là hành động trả lời bởi còn nợ tiền nhà in thì đồng nghĩa là không còn tiền.

Ví dụ 31: - Mạch lạc thể hiện ở sự ngoại chiếu.

“- Ngày kia chúng ta đi đấy nhé.

- Ừ. Hôm đó mình sẽ có mặt”.

Từ ngày kiahôm đó là hai từ chỉ quan hệ ngoại chiếu về thời gian được nói đến trong phát ngôn của các nhân vật. Khi quy chiếu nó vào ngữ cảnh sẽ tạo nên sự rõ ràng và mạch lạc cho lời thoại. Hai từ là thời gian mà nhân vật nắm rõ.

Ví dụ 32: - Mạch lạc thể hiện ở duy trì đề tài.

“- Lớp mình mai sẽ họp lớp nhé.

- Họp về vấn đề gì vậy?”

Hai lời thoại trên đều nói về cùng một chủ đề là “họp lớp”. Sự duy trì đề tài này làm cho lời thoại liên kết với nhau và chúng mạch lạc, rõ ràng hơn về mặt ý nghĩa.

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 36 - 37)