Mạch lạc biểu hiệ nở phương diện hình thức (dùng các phương tiện liên

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 34 - 36)

6. Cấu trúc khóa luận

1.4.2.1Mạch lạc biểu hiệ nở phương diện hình thức (dùng các phương tiện liên

liên kết)

Mạch lạc biểu hiện ở các phương tiện liên kết là dễ nhận biết nhất. Vì đây là phương tiện duy nhất mạch lạc thể hiện bằng một hình thức cụ thể thông qua các phương thức ngữ pháp. Vì vậy, tìm hiểu các phương thức liên kết ở lời thoại trong truyện ngắn chính là đang lắp ghép những mảnh đơn giản nhất đầu tiên để hoàn thành một sản phẩm mang tên mạch lạc.

Khi tìm hiểu mạch lạc trong truyện ngắn biểu hiện qua việc sử dụng các phương tiện liên kết. Nổi bật lên là năm phép liên kết cơ bản hay sử dụng nhất, đó là:

(1)Phép nối (2)Phép thế (3)Phép so sánh (4)Phép tỉnh lược

(5)Phép liên kết từ vựng

Tiến hành tìm hiểu lời thoại của các tác phẩm chúng ta dễ dàng tìm được các đoạn song thoại mà ở đó các nhân vật sử dụng các phép liên kết như đã nêu trên, có thể dẫn ra một số ví dụ như sau:

Ví dụ 24: - Phép nối.

Chị Lan nói khẽ:

- Thôi chúng ta đi về đi. Mọi chuyện đã như vậy rồi.

- Nhưng chuyện đã rõ ràng đâu.

Từ “nhưng” trong phát ngôn thứ hai của ví dụ đóng vai trò liên kết lời của phát ngôn thứ nhất với phát ngôn thứ hai. Từ nhưng không chỉ nối kết hai câu mà còn làm rõ nghĩ hơn cho câu: một vấn đề chưa được giải quyết rõ ràng.

Ví dụ 25: - Phép thế.

Quân bực mình nói:

- Cái Lan không đến à? Đã hẹn trước với nhóm như vậy rồi mà còn thế nữa.

- Ừ. Nó nói gia đình hôm nay có việc bận nên không đến được.

Trong ví dụ này từ “nó” ở phát ngôn thứ hai thay thế cho từ “Lan” ở phát ngôn thứ nhất. Sự thay thế này làm cho cả hai phát ngôn kết nối với nhau cùng một vấn đề: Lan không đến như đã hẹn với nhóm và nhằm tránh hiện tượng lặp từ gây sự nhàm chán.

Ví dụ 26: - Phép tỉnh lược.

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”.

Xét ví dụ này chúng ta thấy, lời thoại thứ hai đã bị tỉnh lược phần chủ ngữ và vị ngữ. Muốn hiểu được lời thoại này ta phải liên kết nó với lời thoại đầ tiên. Sự liên kết này đã kết nối ý nghĩa của hai lời thoại, từ đó tạo nên sự mạch lạc, rõ ràng.

Ví dụ 27: - Phép so sánh.

“ Một toán lính vác xoong chảo vừa lấy được của đồng bào kéo đi lênh khênh. Một toán khác cỡ chừng một trung đội lũ lượt tràn ra phía suối”.

(Hòn đất - Anh Đức)

Tổ hợp từ một toán khác có nghĩa chưa cụ thể, có thể hiểu nghĩa nó bằng cách đối chiếu với một toán lính trong câu đứng trước. Qua đó có thể biết được hai toán này đều toán lính cả, nhưng mà là hai toán lính khác nhau.

Ví dụ 28: - Phép liên kết từ vựng

Phụ nữ lại càng cần phải học […]. Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới”.

(Hồ Chí Minh)

Các từ phụ nữchị em dùng ở đây là những từ đồng nghĩa. Hai từ này là hai từ đồng nhất trong quy chiếu, vì chúng cùng quy chiếu về những người thuộc nữ giới xác định đang được lời nói đề cập.

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 34 - 36)