Kết quả khảo sát, thống kê

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 43 - 44)

6. Cấu trúc khóa luận

2.1.Kết quả khảo sát, thống kê

Tô Hoài một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Vũ Ngọc Phan người đỡ đầu cho Tô Hoài vào nghề văn, ông nhận đã nhận xét Tô Hoài là “ nhà văn có biệt tài về những cảnh nghèo nàn của dân quê”. Nhà phê bình cũng sớm phát hiện chất giọng “trào lộng và khinh bạc” của Tô Hoài.

Sau 1945, đi vào đời sống các dân tộc vùng cao trong kháng chiến chống thực dân Pháp Tô Hoài có ngay tập truyện Núi cứu quốc (1948). Dăm năm sau, với thành tựu của Truyện Tây Bắc (1953), Tô Hoài được nhận những lời khen xứng đáng với quá trình thâm nhập đời sống và chuyển đổi tư tưởng của mình và ông nhận được nhiều ý kiến về khả năng tạo dựng tính cách nhân vật và những đặc sắc nghệ thuật mà ông sử dụng trong tác phẩm của mình.

Tô Hoài chuyên viết về văn xuôi: kí (bút kí, hồi kí, chân dung), truyện ngắn, tiểu thuyết. Đã viết trên 150 tác phẩm, trong đó hơn 60 tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Tính từ khởi nghiệp văn – năm 1940 cho đến nay, Tô Hoài chuyên viết và có đóng góp đặc sắc trên bốn đề tài lớn: vùng quê ngoại thành Hà Nội – hiện tại và lịch sử ; miền núi Tây Bắc, Việt Bắc trong cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội; sáng tác cho thiếu nhi; chân dung và hồi ức.

Truyện Tây Bắc là kết tinh tình cảm nồng nàn của nhà văn Tô Hoài đối với con người và cuộc sống ở biên giới miền Tây Bắc đât nước, là kết tinh quá trình tích lũy sự hiểu biết của nhà văn về con người và cuộc sống ở đây trước Cách mạng và khi tiếp xúc với Cách mạng mà trước kia có thể nói là chưa ai mô tả.

Truyện Tây Bắc là một tập gồm ba truyện Mường Giơn, Cứu đấtt cứu mường, Vợ chồng A Phủ. Và tác phẩm truyện Vợ chồng A Phủ là một trong ba tác phẩm được in trong tập này, tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.

Trong phạm vi của khóa luận chúng tôi khảo sát trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài và tìm hiểu sự mạch lạc trong những lời thoại

phẩm mà nhà văn Tô Hoài đã có cả một quá trình đi thâm nhập thực tế để viết về những người dân tộc H’Mông sống ở vùng rừng núi Tây Bắc. Vì vậy, cuộc sống, phong tục, ngôn ngữ mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm thể hiện sự gần gũi

Ngoài ra, trong tác phẩm mà chúng tôi đã lựa chọn thì tần suất lời thoại của nhân vật ít và hầu hết các lời thoại trong tác phẩm đều là đơn thoại. Tuy nhiên tác giả đã sử dụng các lời đơn thoại kèm theo lời dẫn chuyện logic để gắn kết mạch văn bản tạo nên sự mạch lạc cho tác phẩm và hơn nữa trong tác phẩm trên có sử dụng các yếu tố mạch lạc ở cả phương diện nội dung và phương diện hình thức. Chúng tôi sẽ đi khảo sát sự mạch lạc trong tác phẩm đã được lựa chọn ở hai phương diện trên.

Trong truyện ngắn này, có 18 cuộc thoại và như vậy chúng tôi sẽ khảo sát sự mạch lạc ở 18 cuộc thoại này trong truyện ngắn. Trong quá trình khảo sát chúng tôi đã thống kê được số lượng riêng biệt của các biểu hiện cho sự mạch lạc trong mỗi cuộc thoại đó. Ở đây, chúng tôi đã chọn bảy cách biểu hiện của mạch lạc để ứng vào khi khảo sát các cuộc thoại đã chọn, đó là: phép nối, phép thế, phép tỉnh lược, phép so sánh, phép liên kết từ vựng, sự dung hợp giữa các hành động nói và sự duy trì đề tài, chủ đề. Sau quá trình khảo sát, chúng tôi đã có kết quả về số lượng các lượt sử dụng các kiểu biểu hiện của mạch lạc riêng lẻ trong từng lời thoại ở các cuộc song thoại được chọn.

Chúng tôi thu được kết quả như sau: Phép nối được sử dụng ở 5/18

Phép thế được sử dụng ở 3/18 Phép tỉnh lược được sử dụng ở 4/18 Phép so sánh được sử dụng ở 2/18

Sự dung hợp giữa các hành động nói có ở 18/18 Sự duy trì và triển khai đề tài, chủ đề có ở 5/18 Phép liên kết từ vựng có ở 2/18

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 43 - 44)