Lí thuyết hội thoại

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 37 - 70)

6. Cấu trúc khóa luận

1.5.Lí thuyết hội thoại

1.5.1. Khái niệm hội thoại

Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.

Đầu tiên, hội thoại được xã hội học, xã hội ngôn ngữ học, dân tộc ngôn ngữ học Mỹ nghiên cứu. Cho đến nay thì ngôn ngữ học của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bàn đến hội thoại.

Thứ nhất, đặc điểm của thoại trường. Thoại trường hội thoại có thể là công cộng hay riêng tư.

Thứ hai, ở số lượng người tham gia. Số lượng nhân vật hội thoại – còn gọi là đối tác hội thoại hay đối tác – thay đổi từ hai đến một số lượng lớn.

Số lượng người tham gia hội thoại: song thoại (tay đôi), tam thoại (tay ba), đa thoại (tay tư hoặc nhiều hơn).

Thứ ba, cương vị và là tư cách của những người tham gia hội thoại. Thứ tư là các cuộc thoại khác nhau ở tính có đích hay không có đích.

Thứ năm, các cuộc thoại có thể khác nhau về tính có hình thức hay không có hình thức.

1.5.2. Các quy tắc hội thoại

1.5.2.1. Nguyên tắc luôn phiên lượt lời.

Do bản chất tuyến tính nên sự giao tiếp bằng lời đòi hỏi phải giảm thiểu đến mức thấp nhất sự dẫm đạp lên lời của nhau. Vì thế, khi hai người hội thoại, người kia phải nói khi người này nhường lời theo cách lời người này kế tiếp lời người kia.

Ta có những dấu hiệu nhất định, báo một cách tự động cho người kia biết rằng họ có thể nói. Đó là dấu hiệu cho sự chọn vẹn về ý nghĩa, sự chọn vẹn về cúa pháp, ngữ điệu, các câu hỏi, các hư từ…

1.5.2.2. Nguyên tắc liên kết hội thoại

Nguyên tắc liên kết hội thoại không chi phối các diễn ngôn đơn thoại mà chi phối cả các lời tạo thành một cuộc thoại.

Tính liên kết hội thoại thể hiện trong lòng một phát ngôn, giữa các phát ngôn, giữa các hành động ở lời, giữa các đơn vị hội thoại.

Tính liên kế hội thoại không chỉ thuộc lĩnh vực nội dung và thể hiện bằng các dấu hiệu ngữ pháp hiểu theo nghĩa truyền thống mà nó còn phụ thuộc các lĩnh vực hành động ở lời, còn thể hiện trong quan hệ lập luận.

1.5.2.3. Các nguyên tắc hội thoại

Hội thoại một cách chân thực đòi hỏi người tham gia phải tôn trọng một số nguyên tắc. Những nguyên tắc này không chặt chẽ như những nguyên tắc ngôn

ngữ học thuần túy. Các nguyên tắc hội thoại: Nguyên tắc cộng tác hội thoại.

Lý thuyết quan yếu của Wilson và Sperber Phép lịch sự.

a.Nguyên tắc cộng tác hội thoại

Nguyên tắc cộng tác hội thoại do Grice đề ra năm 1967. Nguyên tắc này được phát biểu tổng quát như sau:

Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào”. [3; 229].

Nguyên tắc cộng tác hội thoại bao gồm: - Phương châm về lượng.

Phương châm này chia làm hai vế:

+ Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị có lượng tin đúng như đòi hỏi của đích hội thoại.

+ Đừng làm cho lượng tin của anh, chị lớn hơn yêu càu mà nó được đòi hỏi. - Phương châm về chất.

Phương châm này được phát biểu tổng quát như sau: Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là:

+ Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng. + Đừng nói điều gì mà anh không đủ bằng chứng. - Phương châm quan yếu

+ Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu tức có dính líu đến câu chuyện đang diễn ra.

- Phương châm cách thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dạng tổng quát của phương châm này là hãy nói rõ ràng, đặc biệt là: Hãy tránh lối nói tối nghĩa.

Hãy tránh lối nói mơ hồ, mập mờ về nghĩa. Hãy nói ngắn gọn.

Hãy nói có trật tự.

b. Lý thuyết quan yếu của Wilson và Sperber

Khái niệm một phát ngôn có tính quan yếu: một phát ngôn có tính quan yếu là một phát ngôn có tác động đối với ngữ cảnh.

Tính quan yếu của phát ngôn:

- Một phát ngôn càng quan yếu khi nó càng làm giàu thêm hoặc làm thay đổi càng nhiều hiểu biết và quan niệm của người nghe.

- Tất cả các phát ngôn đều có tính quan yếu bất kể nó xuất hiện ở vị trí nào trong cuộc hội thoại.

Cách xác định tính quan yếu của phát ngôn:

Xác định tính quan yếu của phát ngôn là nhiệm vụ của người giao tiếp. Đối chiếu với ngữ cảnh, người nghe suy ý từ nghĩa của phát ngôn mà tìm ra tính quan yếu của phát ngôn tiếp nhận được.

c. Phép lich sự

Quy tắc này bao gồm sáu phương châm lịch sự lớn và một phương châm phụ khác:

- Phương châm khéo léo. + Giảm thiểu tổn thất cho người + Tăng tối đa lời ích cho người - Phương châm rộng rãi.

+ Giảm thiểu lợi ích cho ta + Tăng tối đa tổn thất cho ta

- Phương châm tán thưởng.

+ Giảm thiểu sự chê bai đối với người + Tăng tối đa khen ngợi người

+ Giảm thiểu khen ngợi ta + Tăng tối đa sự chê bai ta

- Phương châm tán đồng.

+ Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người + Tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người

- Phương châm thiện cảm.

+ Giảm thiểu ác cảm giữa ta và người + Tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Xét văn bản trong bản thân nó và trong mối quan hệ với những cái khác có liên quan đến nó thì văn bản có những đặc trưng về yếu tố nội dung, yếu tố cấu trúc, mạch lạc là liên kết, yếu tố chỉ lượng và yếu tố định biên. Trong đó, mạch lạc là yếu tố quyết định việc tạo thành văn bản, nổi rõ lên việc tạo thành tính thống nhất đề tài, chủ đề của văn bản. Trong không ít trường hợp, mạch lạc có thể sử dụng các phương tiện liên kết để làm cái diễn đạt cho mình. Tuy nhiên, mạch lạc có thể không cần dùng đến phương tiện liên kết, mà trái lại có dùng phương tiện liên kết chưa chắc đã tạo ra được mạch lạc cho văn bản.

Mạch lạc là một khái niệm được đề cập đến rất rõ ràng và cụ thể trong nhiều từ điển, nhưng khi nó xuất hiện ở các lĩnh vực trong cuộc sống, trong văn học thì lại rất mơ hồ và khó nhận biết. Chính vì vậy, nó trở thành đối tượng được giới chuyên môn quan tâm nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây.

Việc nghiên cứu, tìm hiểu mạch lạc trong truyện ngắn là một trong những vấn đề quan trọng, góp phần làm rõ hơn về vị trí của mạch lạc trong văn bản văn học. Trên đây là nền tảng lý thuyết tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu về mạch lạc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ ở chương 2.

CHƢƠNG 2

MẠCH LẠC TRONG TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

2.1. Kết quả khảo sát, thống kê

Tô Hoài một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Vũ Ngọc Phan người đỡ đầu cho Tô Hoài vào nghề văn, ông nhận đã nhận xét Tô Hoài là “ nhà văn có biệt tài về những cảnh nghèo nàn của dân quê”. Nhà phê bình cũng sớm phát hiện chất giọng “trào lộng và khinh bạc” của Tô Hoài.

Sau 1945, đi vào đời sống các dân tộc vùng cao trong kháng chiến chống thực dân Pháp Tô Hoài có ngay tập truyện Núi cứu quốc (1948). Dăm năm sau, với thành tựu của Truyện Tây Bắc (1953), Tô Hoài được nhận những lời khen xứng đáng với quá trình thâm nhập đời sống và chuyển đổi tư tưởng của mình và ông nhận được nhiều ý kiến về khả năng tạo dựng tính cách nhân vật và những đặc sắc nghệ thuật mà ông sử dụng trong tác phẩm của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tô Hoài chuyên viết về văn xuôi: kí (bút kí, hồi kí, chân dung), truyện ngắn, tiểu thuyết. Đã viết trên 150 tác phẩm, trong đó hơn 60 tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Tính từ khởi nghiệp văn – năm 1940 cho đến nay, Tô Hoài chuyên viết và có đóng góp đặc sắc trên bốn đề tài lớn: vùng quê ngoại thành Hà Nội – hiện tại và lịch sử ; miền núi Tây Bắc, Việt Bắc trong cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội; sáng tác cho thiếu nhi; chân dung và hồi ức.

Truyện Tây Bắc là kết tinh tình cảm nồng nàn của nhà văn Tô Hoài đối với con người và cuộc sống ở biên giới miền Tây Bắc đât nước, là kết tinh quá trình tích lũy sự hiểu biết của nhà văn về con người và cuộc sống ở đây trước Cách mạng và khi tiếp xúc với Cách mạng mà trước kia có thể nói là chưa ai mô tả.

Truyện Tây Bắc là một tập gồm ba truyện Mường Giơn, Cứu đấtt cứu mường, Vợ chồng A Phủ. Và tác phẩm truyện Vợ chồng A Phủ là một trong ba tác phẩm được in trong tập này, tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.

Trong phạm vi của khóa luận chúng tôi khảo sát trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài và tìm hiểu sự mạch lạc trong những lời thoại

phẩm mà nhà văn Tô Hoài đã có cả một quá trình đi thâm nhập thực tế để viết về những người dân tộc H’Mông sống ở vùng rừng núi Tây Bắc. Vì vậy, cuộc sống, phong tục, ngôn ngữ mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm thể hiện sự gần gũi

Ngoài ra, trong tác phẩm mà chúng tôi đã lựa chọn thì tần suất lời thoại của nhân vật ít và hầu hết các lời thoại trong tác phẩm đều là đơn thoại. Tuy nhiên tác giả đã sử dụng các lời đơn thoại kèm theo lời dẫn chuyện logic để gắn kết mạch văn bản tạo nên sự mạch lạc cho tác phẩm và hơn nữa trong tác phẩm trên có sử dụng các yếu tố mạch lạc ở cả phương diện nội dung và phương diện hình thức. Chúng tôi sẽ đi khảo sát sự mạch lạc trong tác phẩm đã được lựa chọn ở hai phương diện trên.

Trong truyện ngắn này, có 18 cuộc thoại và như vậy chúng tôi sẽ khảo sát sự mạch lạc ở 18 cuộc thoại này trong truyện ngắn. Trong quá trình khảo sát chúng tôi đã thống kê được số lượng riêng biệt của các biểu hiện cho sự mạch lạc trong mỗi cuộc thoại đó. Ở đây, chúng tôi đã chọn bảy cách biểu hiện của mạch lạc để ứng vào khi khảo sát các cuộc thoại đã chọn, đó là: phép nối, phép thế, phép tỉnh lược, phép so sánh, phép liên kết từ vựng, sự dung hợp giữa các hành động nói và sự duy trì đề tài, chủ đề. Sau quá trình khảo sát, chúng tôi đã có kết quả về số lượng các lượt sử dụng các kiểu biểu hiện của mạch lạc riêng lẻ trong từng lời thoại ở các cuộc song thoại được chọn.

Chúng tôi thu được kết quả như sau: Phép nối được sử dụng ở 5/18

Phép thế được sử dụng ở 3/18 Phép tỉnh lược được sử dụng ở 4/18 Phép so sánh được sử dụng ở 2/18

Sự dung hợp giữa các hành động nói có ở 18/18 Sự duy trì và triển khai đề tài, chủ đề có ở 5/18 Phép liên kết từ vựng có ở 2/18

2.2. Mạch lạc biểu hiện ở phƣơng diện hình thức

2.2.1. Mạch lạc thể hiện ở phép nối

hoặc trước vị ngữ những từ có khả năng chỉ quan hệ để làm bộc lộ kiểu quan hệ giữa hai câu có quan hệ với nhau và bằng cách đó liên kết hai câu này với nhau” [2;.248].

Nguyễn Thị Việt Thanh đã chia phép nối thành hai loại sau:

- Phép nối chặt là phần kết ngôn chỉ là một vế trong quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi. Thường sử dụng các từ nối như: nhưng, vì, thế, nên, bởi…

- Phép nối lỏng là phần nối bởi các từ chêm xen và thường bao hàm cả phần liên kết tiền giả định. Các từ chêm xen thường được chia làm hai nhóm:

+ Nhóm 1 thường xuất hiện với đặc trưng của ngôn ngữ nói, gồm các từ:

nào, kia, à, này, kìa…

+ Nhóm 2 do có tình liên kết chặt chẽ hơn nên có đặc trưng của ngôn ngữ viết, gồm các từ: thôi, thế, từ, vậy

Dựa vào sự phân chia này ta sẽ tìm hiểu các từ chêm xen để tìm hiểu về phép nối trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Phép nối ở lời thoại trong tác phẩm được sử dụng với tần số khá lớn.

Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài sử dụng điều chỉnh rất linh hoạt phép nối. Ông dùng ca phép nối lỏng và phép nối chặt. Sau đây chúng tôi sẽ đi tìm hiểu cụ thể từng phép nối trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

a. Phép nối lỏng

Nhóm sử dụng các yếu tố nối lỏng thường là nhóm có số lượng phong phú, nó gồm các từ: nào, này, kia, à, thôi,… Những từ này là các từ chuyển tiếp thuộc loại thành phần phụ ngoài nòng cốt, mang tính chêm xen. Vì vậy, việc thêm bớt nó không ảnh hưởng đến cấu trúc của lời thoại.

Ví dụ 33: Trong cuộc thoại giữa A Phủ và A Châu:

“Người cán bộ ấy đẽo vách nhanh và phẳng, rõ ràng một bụng như ta. Vừa làm, vừa hỏi:

- Sao không để chuồng nuôi lợn khác?

- Rồi Tây lại lên ăn mất, thôi không nuôi nữa.

- Có cách nuôi được.

Trong cuộc thoại trên ở lời thoại của nhân vật A Phủ đã sử dụng phép nối lỏng, đó là việc sử dụng từ “thôi” trong lời thoại “thôi không nuôi nữa”. Từ “thôi” có ý nghĩa nối kết lời thoại.Từ thôi kết nối với câu trước đó rồi Tây lại lên ăn mất, A Phủ muốn nhấn mạnh rằng không nuôi nữa vì có nuôi rồi Tây lại lên ăn mất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, sử dụng phép nối lỏng ở đây có tác dụng chêm xen, kết nối những phần độc lập trở thành phần có nghĩa cho văn bản.

Ví dụ 34:

“A Phủ trả lời tự nhiên:

- Cho tôi khẩu súng, thế nào tôi cũng bắn được. Con hổ này to lắm”.

Trong ví dụ 34, đã sử dụng phép nối lỏng là từ này trong lời thoại con hổ này to lắm. Từ này có ý nghĩa kết nối lời thoại, nói về việc con hổ này to và liên kết với câu trước nếu cho A Phủ khẩu súng thì A Phủ có thể bắn được con hổ đó về

Trong các truyện ngắn của mình, Tô Hoài đã sử dụng rất nhiều phép nối lỏng (đặc trưng của ngôn ngữ nói). Các từ này vừa có tác dụng hô, gọi, chêm xen, vừa kết nối những phần vốn độc lập về nghĩa trở thành một phần của văn bản.

b. Phép nối chặt

Trong các tác phẩm của Tô Hoài ông đã sử dụng các từ là phép nối chặt. Các từ: “thế”,“thì”,“nhưng”… Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ tác giả cũng đã sử dụng phép nối này nhưng với lượng từ nhỏ. Các từ thuộc phương thức nối này không phong phú như phép nối lỏng. Thường thì tần số xuất hiện của nó khá ít. Tuy nhiên phép nối chặt vẫn xuất hiện như một phương thức quan trọng để thể hiện sự mạch lạc. Trong đoạn thoại mà bố Mị nói với Mị:

Ví dụ 35: Cuộc thoại giữa Mị và bố

“ […Trông thấy bố, Mị quỳ lạp, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mị cũng khóc, đoán biết lòng con gai:

- Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!...]”

Trong ba câu thoại của nhân vật, tác giả đã sử dụng hai từ nối chặt: “nhưng” và “thì”. Trong đoạn thoại này ở lời dẫn chuyện đã nêu ra vấn đề là:

nhân vật Mị trốn về nhà thăm bố, khi đó nhân vật bố đã nói với Mị: “mày về lạy

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 37 - 70)