Các nguyên tắc hội thoại

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 38 - 43)

6. Cấu trúc khóa luận

1.5.2.3.Các nguyên tắc hội thoại

Hội thoại một cách chân thực đòi hỏi người tham gia phải tôn trọng một số nguyên tắc. Những nguyên tắc này không chặt chẽ như những nguyên tắc ngôn

ngữ học thuần túy. Các nguyên tắc hội thoại: Nguyên tắc cộng tác hội thoại.

Lý thuyết quan yếu của Wilson và Sperber Phép lịch sự.

a.Nguyên tắc cộng tác hội thoại

Nguyên tắc cộng tác hội thoại do Grice đề ra năm 1967. Nguyên tắc này được phát biểu tổng quát như sau:

Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào”. [3; 229].

Nguyên tắc cộng tác hội thoại bao gồm: - Phương châm về lượng.

Phương châm này chia làm hai vế:

+ Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị có lượng tin đúng như đòi hỏi của đích hội thoại.

+ Đừng làm cho lượng tin của anh, chị lớn hơn yêu càu mà nó được đòi hỏi. - Phương châm về chất.

Phương châm này được phát biểu tổng quát như sau: Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là:

+ Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng. + Đừng nói điều gì mà anh không đủ bằng chứng. - Phương châm quan yếu

+ Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu tức có dính líu đến câu chuyện đang diễn ra.

- Phương châm cách thức.

+ Dạng tổng quát của phương châm này là hãy nói rõ ràng, đặc biệt là: Hãy tránh lối nói tối nghĩa.

Hãy tránh lối nói mơ hồ, mập mờ về nghĩa. Hãy nói ngắn gọn.

Hãy nói có trật tự.

b. Lý thuyết quan yếu của Wilson và Sperber

Khái niệm một phát ngôn có tính quan yếu: một phát ngôn có tính quan yếu là một phát ngôn có tác động đối với ngữ cảnh.

Tính quan yếu của phát ngôn:

- Một phát ngôn càng quan yếu khi nó càng làm giàu thêm hoặc làm thay đổi càng nhiều hiểu biết và quan niệm của người nghe.

- Tất cả các phát ngôn đều có tính quan yếu bất kể nó xuất hiện ở vị trí nào trong cuộc hội thoại.

Cách xác định tính quan yếu của phát ngôn:

Xác định tính quan yếu của phát ngôn là nhiệm vụ của người giao tiếp. Đối chiếu với ngữ cảnh, người nghe suy ý từ nghĩa của phát ngôn mà tìm ra tính quan yếu của phát ngôn tiếp nhận được.

c. Phép lich sự

Quy tắc này bao gồm sáu phương châm lịch sự lớn và một phương châm phụ khác:

- Phương châm khéo léo. + Giảm thiểu tổn thất cho người + Tăng tối đa lời ích cho người - Phương châm rộng rãi.

+ Giảm thiểu lợi ích cho ta + Tăng tối đa tổn thất cho ta

- Phương châm tán thưởng.

+ Giảm thiểu sự chê bai đối với người + Tăng tối đa khen ngợi người

+ Giảm thiểu khen ngợi ta + Tăng tối đa sự chê bai ta (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương châm tán đồng.

+ Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người + Tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người

- Phương châm thiện cảm.

+ Giảm thiểu ác cảm giữa ta và người + Tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Xét văn bản trong bản thân nó và trong mối quan hệ với những cái khác có liên quan đến nó thì văn bản có những đặc trưng về yếu tố nội dung, yếu tố cấu trúc, mạch lạc là liên kết, yếu tố chỉ lượng và yếu tố định biên. Trong đó, mạch lạc là yếu tố quyết định việc tạo thành văn bản, nổi rõ lên việc tạo thành tính thống nhất đề tài, chủ đề của văn bản. Trong không ít trường hợp, mạch lạc có thể sử dụng các phương tiện liên kết để làm cái diễn đạt cho mình. Tuy nhiên, mạch lạc có thể không cần dùng đến phương tiện liên kết, mà trái lại có dùng phương tiện liên kết chưa chắc đã tạo ra được mạch lạc cho văn bản.

Mạch lạc là một khái niệm được đề cập đến rất rõ ràng và cụ thể trong nhiều từ điển, nhưng khi nó xuất hiện ở các lĩnh vực trong cuộc sống, trong văn học thì lại rất mơ hồ và khó nhận biết. Chính vì vậy, nó trở thành đối tượng được giới chuyên môn quan tâm nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây.

Việc nghiên cứu, tìm hiểu mạch lạc trong truyện ngắn là một trong những vấn đề quan trọng, góp phần làm rõ hơn về vị trí của mạch lạc trong văn bản văn học. Trên đây là nền tảng lý thuyết tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu về mạch lạc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ ở chương 2.

CHƢƠNG 2

MẠCH LẠC TRONG TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 38 - 43)