Sự dung hợp giữa các hành động nói tường minh (hiển ngôn)

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 64 - 65)

6. Cấu trúc khóa luận

2.3.3.1.Sự dung hợp giữa các hành động nói tường minh (hiển ngôn)

Dung hợp giữa các hành động nói một cách tường minh chỉ đơn thuần là sự ăn khớp giữa các hành động nói một cách rõ ràng, tạo nên sự tường minh cho lời thoại và cho cả đoạn thoại. Như vậy, sự dung hợp giữa các hành động nói tường minh là một biểu hiện rõ nhất cho sự mạch lạc.

Ví dụ 57:

Tạm quy ước lời thoại của A Phủ là SP1, lời thoại của A Châu là SP2.

“[… Ba hôm đã làm xong, A Phủ thích quá, ra đứng đầu nương trỏ xuống cánh đồng bản Pe:

(1) SP1: - Thằng Tây kia mà lên đến cái dốc này thì ta vào rừng. Này, cán bộ đi bảo cả vùng Phình Sa cùng biết cách làm nhà trốn trong rừng như ta nhé.

(1’) SP2: - Người ta làm cả rồi. Chỉ còn có A Phủ làm sau cùng đấy thôi. (2)SP1: - Cán bộ bảo cách à?

(2’) SP2: - Ừ,”

Tong ví dụ trên, chúng ta thấy các phát ngôn có chứa hành động nói và hành động trả lời ăn nhập với nhau. Bắt đầu từ hỏi kế tiếp trả lời, tạo thành các cặp hành động hỏi và trả lời ăn khớp với nhau: (1) – (1’), (2) – (2’).

Sự ăn khớp giữa các hành động này tạo ra sự mạch lạc cho bản thân của các lời thoại trong cuộc song thoại trên. Nếu chỉ tồn tại các lời thoại trả lời mà không có lời thoại hỏi thì các lời thoại vô nghĩa. Và ngược lạ thì các lời thoại sẽ là các lời độc thoại.

Ví dụ 58:

“ Họ ăn và nói chuyện.

- Ở đâu về đây?

- Ở ngoài vào.

- Ngoài nào?

- Ở ngoài chính phủ vào khu du kích?

Trong đoạn thoại này cũng tương tự như ví dụ 58, các phát ngôn chứa hành động hỏi và trả lời ăn khớp với nhau. Bắt đầu bằng câu hỏi và kế tiếp bằng câu trả lời.

Như vậy, sự mạch lạc của các lời thoại trong hai ví dụ 57 và 58 trên được thiết lập qua sự dung hợp của các hành động nói tường minh, nó không chỉ tạo sự liện kết mà còn tạo nên sự mạch lạc cho đoạn thoại.

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 64 - 65)