Khái niện

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 44 - 54)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2.1.1.Khái niện

hoặc trước vị ngữ những từ có khả năng chỉ quan hệ để làm bộc lộ kiểu quan hệ giữa hai câu có quan hệ với nhau và bằng cách đó liên kết hai câu này với nhau” [2;.248].

Nguyễn Thị Việt Thanh đã chia phép nối thành hai loại sau:

- Phép nối chặt là phần kết ngôn chỉ là một vế trong quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi. Thường sử dụng các từ nối như: nhưng, vì, thế, nên, bởi…

- Phép nối lỏng là phần nối bởi các từ chêm xen và thường bao hàm cả phần liên kết tiền giả định. Các từ chêm xen thường được chia làm hai nhóm:

+ Nhóm 1 thường xuất hiện với đặc trưng của ngôn ngữ nói, gồm các từ:

nào, kia, à, này, kìa…

+ Nhóm 2 do có tình liên kết chặt chẽ hơn nên có đặc trưng của ngôn ngữ viết, gồm các từ: thôi, thế, từ, vậy

Dựa vào sự phân chia này ta sẽ tìm hiểu các từ chêm xen để tìm hiểu về phép nối trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Phép nối ở lời thoại trong tác phẩm được sử dụng với tần số khá lớn.

Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài sử dụng điều chỉnh rất linh hoạt phép nối. Ông dùng ca phép nối lỏng và phép nối chặt. Sau đây chúng tôi sẽ đi tìm hiểu cụ thể từng phép nối trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

a. Phép nối lỏng

Nhóm sử dụng các yếu tố nối lỏng thường là nhóm có số lượng phong phú, nó gồm các từ: nào, này, kia, à, thôi,… Những từ này là các từ chuyển tiếp thuộc loại thành phần phụ ngoài nòng cốt, mang tính chêm xen. Vì vậy, việc thêm bớt nó không ảnh hưởng đến cấu trúc của lời thoại.

Ví dụ 33: Trong cuộc thoại giữa A Phủ và A Châu:

“Người cán bộ ấy đẽo vách nhanh và phẳng, rõ ràng một bụng như ta. Vừa làm, vừa hỏi:

- Sao không để chuồng nuôi lợn khác?

- Rồi Tây lại lên ăn mất, thôi không nuôi nữa.

- Có cách nuôi được.

Trong cuộc thoại trên ở lời thoại của nhân vật A Phủ đã sử dụng phép nối lỏng, đó là việc sử dụng từ “thôi” trong lời thoại “thôi không nuôi nữa”. Từ “thôi” có ý nghĩa nối kết lời thoại.Từ thôi kết nối với câu trước đó rồi Tây lại lên ăn mất, A Phủ muốn nhấn mạnh rằng không nuôi nữa vì có nuôi rồi Tây lại lên ăn mất.

Như vậy, sử dụng phép nối lỏng ở đây có tác dụng chêm xen, kết nối những phần độc lập trở thành phần có nghĩa cho văn bản.

Ví dụ 34:

“A Phủ trả lời tự nhiên:

- Cho tôi khẩu súng, thế nào tôi cũng bắn được. Con hổ này to lắm”.

Trong ví dụ 34, đã sử dụng phép nối lỏng là từ này trong lời thoại con hổ này to lắm. Từ này có ý nghĩa kết nối lời thoại, nói về việc con hổ này to và liên kết với câu trước nếu cho A Phủ khẩu súng thì A Phủ có thể bắn được con hổ đó về

Trong các truyện ngắn của mình, Tô Hoài đã sử dụng rất nhiều phép nối lỏng (đặc trưng của ngôn ngữ nói). Các từ này vừa có tác dụng hô, gọi, chêm xen, vừa kết nối những phần vốn độc lập về nghĩa trở thành một phần của văn bản.

b. Phép nối chặt

Trong các tác phẩm của Tô Hoài ông đã sử dụng các từ là phép nối chặt. Các từ: “thế”,“thì”,“nhưng”… Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ tác giả cũng đã sử dụng phép nối này nhưng với lượng từ nhỏ. Các từ thuộc phương thức nối này không phong phú như phép nối lỏng. Thường thì tần số xuất hiện của nó khá ít. Tuy nhiên phép nối chặt vẫn xuất hiện như một phương thức quan trọng để thể hiện sự mạch lạc. Trong đoạn thoại mà bố Mị nói với Mị:

Ví dụ 35: Cuộc thoại giữa Mị và bố

“ […Trông thấy bố, Mị quỳ lạp, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mị cũng khóc, đoán biết lòng con gai:

- Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!...]”

Trong ba câu thoại của nhân vật, tác giả đã sử dụng hai từ nối chặt: “nhưng” và “thì”. Trong đoạn thoại này ở lời dẫn chuyện đã nêu ra vấn đề là:

nhân vật Mị trốn về nhà thăm bố, khi đó nhân vật bố đã nói với Mị: “mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à?” nói như vậy vì nhân vật này đã đoán biết được lòng con gái. Sang câu thoại thứ hai của nhân vật “mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ”, từ “nhưng” được sử dụng ở đây biểu thị ý nghĩa đối lập dù không trực tiếp, đối lập với hành động muốn tự tử của Mị. Điều này đã giúp liên kết các lời thoại với nhau và từ sự liên kết đó tạo ra sự mạch lạ. Sử dụng từ “nhưng” ở đây còn nhằm làm rõ việc Mị chết vẫn không giải quyết được việc trả hết nợ cho thống lý. Trong lời thoại thứ ba của nhân vật này tác giả tiếp tục sử dụng một từ nối chặt: “thì”, từ này sử dụng như một lần nữa nhân vật bố muốn nói với Mị rằng cô chết rồi không có ai để trả nợ nữa và cũng vì ông đã già yếu rồi.

Trong đoạn đơn thoại trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ nối khác nhau làm cho câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hay trong một câu thoại khác trong tác phẩm của nhân vật thống lý Pá Tra, tác giả cũng đã sử dụng liên tiếp các từ nối chặt:

Ví dụ 36:

“[… Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ. Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt mày ở làm con trâu, con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi…]”

Trong ví dụ 36, tác giả đã sử dụng liên tiếp hai từ nối, đó là từ : “thì” trong hai câu liền nhau. Ngoài ra cò sử dụng thêm từ “ thế” và từ “thôi”. Sử dụng các từ này như muốn nhấn mạnh thêm vấn đề rằng A Phủ phải vay tiền của thống lý để nộp phạt cho các quan và phải ở lại làm người ở cho nhà thống lý để trừ vào số tiền vay đó.

Có thể thấy rằng phép nối có ý nghĩa sâu sắc trong các cuộc thoại trong truyện ngắn. Nó có tác dụng nối kết về mặt hình thức của các lời thoại trước hoặc sau nó. Qua việc sử dụng các phép nối này nhà văn Tô Hoài đã làm cho các câu văn trong tác phẩm của mình trở nên mạch lạc liên kết chặt chẽ với nhau và đồng thời tạo được cảm giác gần gũi cho bạn đọc.

2.2.2. Mạch lạc thể hiện ở phép thế

Diệp Quang Ban dựa vào các từ loại mà từ thay thế để định nghĩa: “phép thế là việc sử dụng ở câu này các đại từ thay thế thay thế cho danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), mệnh đề tương ứng có mặt trong câu khác, trên cơ sở đó hai câu đang xét liên kết được với nhau” [2;241].

Phép thế sử dụng các phương tiện: Đại từ đó, đấy, thế cho danh từ

Đại từ vậy, thế, thế cho động từ, tính từ làm yếu tố chính trong vị ngữ, tức là làm vị tố, thế cho mệnh đề, thế cho từ ngữ chỉ cách thức.

Trong phép thế, cái được quan tâm là yếu tố được thế. Các yếu tố được thế có thể là: - Danh từ (cụm danh từ); - Động từ, tính từ (cụm động từ, cụm tính từ), từ ngữ chỉ cách thức đi với động từ, tính từ; - Mệnh đề (kết cấu chủ - vị, cú). 2.2.2.2. Phép thế trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Trong tác phẩm này của mình Tô Hoài cũng đã sử dụng phương tiện liên kết là phép thế.

Ví dụ 37: Cuộc thoại giữa Mị và A Phủ nói về thống lý Pá Tra:

“Lát sau, A Phủ đến ngồi cạnh vợ. Mị nhìn trước nhìn sau rồi nói khẽ:

- Sợ lắm, anh à. Lúc nãy chưa nói hết. Thống lí Pá Tra về đóng dưới đồn Bản Pe đấy. Nó đem lính về ở đồn với thằng Tây rồi.

A Phủ không tỏ vẻ lạnh lùng gì. Nghe nói xong, quát lên:

- Quân ấy không phải giống người Mèo ta nên nó phải đi ở với Tây. Không được sợ. Phải thù nhiều hơn, nhớ chưa?

Mị nói:

- Sợ lắm. Bố con nó mà bắt được ta lần này… A Phủ hét:

- Mê à? Đây không phải Hồng Ngài, đây là Phình Sa, A Phủ là tiểu đội trưởng du kích mà”.

Trong ví dụ 37 trên ta có thể nhận diện tác giả đã sử dụng ba từ khác nhau để chỉ cùng một người: “Thống lý Pá Tra”, “Quân ấy”, “Nó”. Từ “Thống lý Pá Tra” là tên hay dùng của nhân vật, “Quân ấy” như để nhấn mạnh thêm tính chất trong câu nói của A Phủ, “” để thay thế cho các cụm từ nêu trên. Chỉ trong đoạn thoại ngắn Tô Hoài đã sử dụng nhiều phép thế nhằm nhấn mạnh thông tin mà chính từ đó thay thế. Nhấn mạnh làm tăng thêm ý nghĩa, đồng thời gây chú ý với người đọc. Sử dụng các từ thay thế như vậy không làm câu bị lặp ý, các mối liên kết ngữ nghĩa vẫn được bảo đảm.

Ví dụ 38:

“ [… A Sử hung hổ bước ra. Bọn kia đứng dồn cả lại, xôn xao:

- Lũ phá đám ta đêm qua đây rồi.

- A Phủ đâu? A Phủ đánh chết nó đi!

Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp…].”

Xét trong ví dụ thì chúng ta nhận thấy tác giả đã sử dụng hai từ khác nhau để nói về hai người khác nhau: “” và từ “một người to lớn”.

Trong lời dẫn chuyện cho người đọc hiểu rằng lời thoại đầu trong đoạn văn này là của A Sử: “lũ phá đám ta đêm qua đây rồi”, vì lời dẫn chuyện trước đấy cho người đọc biết rằng vì nhóm người của A Phủ đêm hôm trước đã khiến cho A Sử không vào được nhà những nhà cô gái chơi nên sáng sớm đến tìm nhóm người của A Phủ để gây sự và câu nói đó của A Sử như tiếp diễn cho hành động của chính hắn : “A Sử hùng hổ bước ra”. Còn trong lời thoại thứ hai ta có thể nhận biết đó là của những người trong nhóm bạn của A Phủ, từ “nó” được dùng ở đây có thể nhận biết là để thay thế cho “A Sử”, vì trong lời dẫn sau đó tác giả đã viết: “một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử”, hành động này như tiếp diễn cho lời nói của nhóm người kia rằng: “A Phủ đánh chết nó đi”

Lời thoại hai: “A Phủ đâu? A Phủ đánh chết nó đi!” sau đó “một người to lớn chạy ra… nó vừa kịp bưng tay lên... A Phủ đã xộc tới”. Đọc cả lời dẫn chuyện sau đó ta có thể nhận diện từ “một người to lớn” thay thế cho “A Phủ”.

Phép thế được sử dụng nhiều trong tác phẩm tạo cho những lời thoại bảo đảm tính mạch lạc, liên kết. Nó có tác dụng duy trì chủ đề cho các lời thoại không bị lạc đề. Hơn nữa phép thế sử dụng tạo nên sự phong phú, đa dạng cho lời nói.

Như vậy, phép thế là phương thức được Tô Hoài sử dụng khá thành công, nó không chỉ làm cho đề tài, chủ đề câu văn bản được duy trì mà còn mang giá trị biểu cảm và tránh sự lặp từ, lặp ý nhằm làm cho lời thoại đạt hiệu quả cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3. Phép tỉnh lược

2.2.3.1. Khái niệm

Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, phép tỉnh lược được sử dụng rất phổ biến. Vì giao tiếp nên có xu hướng ngắn gọn, chỉ cần sự có mặt của các yếu tố cần thiết và những yếu tố bị tỉnh lược có thể được bổ sung hoặc khôi phục lại bằng phát ngôn trước đó.

Phép tỉnh lược là việc bỏ trống yếu tố lẽ ra phải có mặt ở câu này và muốn hiểu chỗ bỏ trống thì phải tìm từ ngữ có nghĩa cụ thể tương ứng ở câu khác và bằng cách đó hai câu này liên kết với nhau” [1;245].

Trong phép tỉnh lược cái được chú ý là yếu tố bị tỉnh lược, nó có thể là: - Danh từ (cụm danh từ);

- Động từ, tính từ (cụm động từ, cụm tính từ) và từ ngữ chỉ cách thức đi với động từ, tính từ;

- Mệnh đề (kết cấu chủ - vị, cú).

2.2.3.2. Phép tỉnh lược trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Phép tỉnh lược có tác dụng liên kết giữa các lời thoại, muốn hiểu được các lời thoại có sử dụng phép tỉnh lược đó thì phải xem xét những lời thoại trước đó để có thể hiểu được nội dung cần nói đến. Trong các tác phẩm của mình, Tô Hoài sử dụng linh hoạt hai loại phép tỉnh lược mạnh và yếu. Phép tỉnh lược mạnh rất dễ nhận biết vì khi đọc chúng ta thấy nó mất hẳn một bộ phận nòng cốt câu.

“[…Rồi A Phủ và người lạ vào ngay bếp, lấy mấy nắm bột ngô xuống ăn với thịt chuột nấu với rau cải Mị vừa nhổ ở nương về. Họ vừa ăn vừa nói chuyện.

- Ở đâu về đây?

- Ở ngoài vào.

- Ngoài nào?

- Ở ngoài chính phủ vào khu du kích?...]”.

Ở ví dụ 39 Tô Hoài đã sử dụng tối đa những câu tỉnh lược ở các câu hỏi và câu trả lời. Lời thoại đầu tiên là lời thoại của A Phủ hỏi A Châu khuyết chủ ngữ, nếu là câu hỏi hoàn chỉnh có thể là: Mày ở đâu về đây?. Tương tự, nếu câu trả lời của A Châu hoàn chỉnh có thể là: Tôi ở ngoài vào. Trong hai lời thoại đầu của hai nhân vật đều lược bỏ thành phần chủ ngữ. Sự tỉnh lược này làm cho hai lời thoại liên kết với nhau.

Ví dụ 40:

Chúng ta tạm quy ước: lời thoại thứ nhất là SP1, lời thoại thứ hai là SP2.

“Tôi ngẩn ngơ:

SP1: - Nhưng u tao ở tận nhà quê. SP2: - Xa không?

SP1: - Xa.

SP2: - Bao nhiêu?”

Tác giả đã sử dụng phép tỉnh lược tối đa trong cuộc song thoại trên. Vì ở ba lời thoại sau đều khuyết chủ ngữ. Để hiểu được ý của câu hỏi “xa không” có ý nghĩa gì thì chúng ta phải xem nó ở lời thoạiảđầu của SP1 để xem “xa không” muốn hỏi về vấn đề gì. Như vậy, sự tỉnh lược làm cho lời thoại của hai nhân vật liên kết với nhau và nhờ đó tạo nên sự mạch lạc về mặt nội dung cho bản thân lời thoại của các lời thoại trong truyện.

Sử dụng yếu tố tỉnh lược làm cho lời thoại trong các tác phẩm của Tô Hoài mang đặc trưng của lời nói: ngắn gọn, đủ hiểu bằng các yếu tố cần thiết, còn các phần rườm rà thì loại bỏ. Vì vậy, nó rất hữu dụng trong mạch lạc là bảo đảm tính hàm xúc, mà vẫn có độ chính xác cao dù không nhắc đến tên nhân vật.

Ví dụ 41:

“[…Trong khi đó, A Sử đến nhà bố Mị. A Sử nói:

- Tôi đã cướp được con gái bố làm vợ, tôi đem về cúng trình ma nhà tôi rồi, bây giờ tôi đến trình cho bố biết…]”.

Trong lời đơn thoại của nhân vật A Sử thì trong phần đầu của lời thoại A Sử nói: “con gái bố” ta có thể hiểu là Mị, câu sau “Tôi đem về cúng…” ở đây nhân vật đã lược lược đi “con gái bố”. Nếu để cho câu nói hoàn chỉnh, thì có thể hiểu là: “Tôi đem con gái bố về cúng trình ma nhà tôi rồi”. Vì vậy để hiểu được câu nói sau của A Sử nói về ai thì ta phải có được câu nói trước đó của nhân

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 44 - 54)