Mạch lạc biểu hiệ nở khả năng dung hợp giữa các hành động nói

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 63 - 64)

6. Cấu trúc khóa luận

2.3.3.Mạch lạc biểu hiệ nở khả năng dung hợp giữa các hành động nói

Hành động nói là hành động thực hiện khi nói năng, như hành động chào, cảm ơn, xin lỗi… Có những hành động nói thường phải đi đôi với nhau và cũng có những hành động nói không đi đôi với nhau.

Khi các hành động nói đi đôi với nhau thì bản thân chúng tạo được sự mạch lạc cho những lời trao đổi hoặc cho chuỗi của những câu nối tiếp theo.

Sự dung hợp giữa các hành động nói là một trong những điều kiện quan trọng để các lời thoại liên kết với nhau trong cuộc thoại, cụ thể là các cuộc song thoại. Nếu không có sự dung hợp này thì các lời thoại chỉ là tập hợp các từ rời rạc trong một tập hợp các lời nói của hai thoại nhân.

Khi khảo sát 18 cuộc thoại trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ chúng tôi nhận thấy cả 18 đoạn song thoại đó các lời thoại đề có sự dung hợp với nhau về hành động nói. Đó có thể là sự dung hợp một cách hiển ngôn như: hỏi – trả lời, đề nghị - chấp nhận… trực tiếp, nhưng cũng có thể là sự hàm ngôn khi các hành

động nói đó ẩn sau một hành động khác như: hành động trả lời ẩn sau hành động thông báo, hành động từ chối ẩn sau hành động thông báo.

Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy ở 18 đoạn thoại được tìm hiểu, có đoạn thoại duy trì sự mạch lạc bằng việc dung hợp giữa các hành động nói hàm ẩn, có đoạn duy trì sự mạch lạc bằng việc dung hợp các hành động nói tường minh, nhưng cũng có đoạn sử dụng bằng cả hai cách này. Ở đây, do tính chất đặc trưng của các đoạn thoại nên chúng tôi chỉ xem xét sự mạch lạc thể hiện qua việc dung hợp của các hành động nói đó ở phương diện nổi bật hơn trong mỗi đoạn thoại. Đó có thể là sự dung hợp một cách tường minh giữa các hành động nói hoặc dung hợp một cách hàm ẩn giữa các hành động nói.

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 63 - 64)