Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ ngoại chiếu

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 59 - 63)

6. Cấu trúc khóa luận

2.3.2.Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ ngoại chiếu

Quan hệ ngoại chiếu là mối quan hệ giữa các từ ngữ trong văn bản với vật, việc, hiện tượng bên ngoài văn bản, tức quy chiếu vào tình huống mà từ đó văn bản được tạo ra.

Đỗ Hữu Châu gọi sự quy chiếu ra bên ngoài (ngoại xuất) là chỉ xuất. Nó bao gồm ba trường hợp sau:

- Chỉ xuất nhân xưng - Chỉ xuất không gian - Chỉ xuất thời gian

Chúng tôi sẽ nghiên cứu sự biểu hiện của mạch lạc ở ba loại chỉ xuất trên. a. Chỉ xuất nhân xưng

- Khái niệm

Chỉ xuất nhân xưng là sự ngoại chiếu bằng các từ ngữ chỉ ngôi nhân xưng

(tôi, này, nó, thằng ấy…). Trong đó điểm mốc của sự quy chiếu là nhân xưng

tôi và các ngôi nhân xưng khác được quy chiếu trong quan hệ với (tôi).

- Trong truyện ngắn Tô Hoài nói chung và tác phẩm Vợ chồng A Phủ nói riêng thì chỉ xuất nhân xưng đều phải diễn ra vì nó là điều kiện của lời nói đạt

chuẩn. Không có nhân xưng sẽ là câu nói không có chủ ngữ và khuyết cả đích đến của phát ngôn đó.

Ví dụ 48:

“[…, A Phủ cúi đầu thề:

- Tôi là Vừ A Phủ, tôi đã đem trình ma em tôi là Vừ A Châu, tôi thề suốt đời làm anh em với nó, ăn ở với nhau tốt mãi, bao giờ được độc lập cũng thế, không bao giờ tôi hai lòng đi báo Tây hại nó, nếu làm sai lời thì trời làm chết vợ chồng, chết hết giống nhà tôi.”

Trong ví dụ 48 này diễn ra ba chỉ xuất nhân xưng tôi, nó, Tây. Trong đó: tôi

– từ chỉ ngôi nhân xưng thứ nhất – quy chiếu về A Phủ, đây là điểm mốc quy chiếu, từ – chỉ ngôi nhâ xưng thứ hai – quy chiếu về A Châu, từ Tây – chỉ ngôi nhân xưng thứ ba – từ phiếm chỉ.

Ví dụ 49:

“A Phủ tái mặt. Mị đang ăn cơm một mình ngoài sân, chạy vào ngơ ngác đứng cửa. A Phủ hấp tấp bảo vợ:

- Nó là cán bộ!

A Phủ đột nhiên hăng lên, nhảy lại trước mặt người lại, kêu: -Pá Chính!

Người lạ ấy vẫn điềm tĩnh cầm bát bột ngô. A Phủ trợn mắt:

- Tao thù mày!”

Trong cuộc thoại ở ví dụ này diễn ra ba chỉ xuất nhân xưng: “nó”, “tao”, “mày”. Trong đó: “tao” là từ chỉ ngôi nhân xưng thứ nhất – chiếu về A Phủ, “mày” là từ chỉ ngôi nhân xưng thứ hai – chiếu về A Châu, “nó” là từ chỉ ngôi nhân xưng thứ ba – chiếu về A Châu.

Ví dụ 50:

Tạm quy ước lời thoại của A Phủ là SP1, lời thoại của bọn lính là SP2. “[… Trong lúc sợ A Phủ lại cũng nghĩ bọn Tây cũng có thể giống những “người khách” bán muối, vải, kim chỉ, xưa nay làm buôn bán ở ngoài ở cửa Vạn, bèn hỏi:

Người lính gật và nói:

SP2: - Ừ, quan về mua lợn của mày. Mày phải khiêng lợn cho quan đi với chúng tao.]”

Xét trong ví dụ này, ta thấy xuất hiện hai vế nhân xưng đảo ngược ngôi nhân xưng của nhân vật. Các ngôi nhân xưng xuất hiện trong ví dụ: “mày”, “tao”, “quan”, “chúng tao”. Trong đó: “mày” trong lời thoại của SP1 là chỉ xuất nhân xưng ở ngôi thứ hai – chiếu về bọn Tây, “tao” trong lời thoại của SP1 là chỉ xuất nhân xưng ở ngôi thứ nhất – chiếu về A Phủ.

Từ “quan” trong lời thoại của SP2 là chỉ xuất nhân xưng ở ngôi thứ ba – chiếu về bọn Tây, “mày” trong lời thoại của SP2 là chỉ xuất nhân xưng ở ngôi thứ hai – chiếu về A Phủ, “chúng tao” là chỉ xuất nhân xưng ở ngôi thứ nhất – chiếu về bọn lính.

b. Chỉ xuất không gian - Khái niệm

Chỉ xuất không gian là sự ngoại chiếu bằng những từ, tổ hợp từ chỉ không gian kèm với các từ chỉ định như: này, nọ, kia, ấy… Hoặc những đại từ thay thế chỉ không gian như: đây, đó… Điểm mốc của chỉ xuất này là ở đây.

- Biểu hiện trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Ví dụ 51:

“[… Nhiều người khóc lóc, người chửi. A Phủ bảo vợ:

- Em đi cả đêm, nhọc quá rồi, đừng kể chuyện khổ ấy nữa…]”

Ở ví dụ này, chỉ xuất không gian được biểu hiện qua từ “ấy”. Xét vào bối cảnh của cuộc thoại trong ví dụ từ “ấy” chỉ chuyện buồn khổ mà Mị đang kể khi Mị thoát được bọn Tây.

Ví dụ 52:

“ Mị định nói rồi lại thôi. Lưỡng lự mãi sau Mị mới nói muốn đi ở nơi khác. A Phủ sầm mặt:

- Thằng Tây bắt một ngày mà đã làm cho cái gan của em bé đi rồi. A Châu đã bảo ta giữ đường này cho bộ đội, thì ta giữ đường này cho bộ đội.”

Trong ví dụ 52, chỉ xuất không gian được biểu hiện qua từ “này”. Xét vào bối cảnh của cuộc thoại, từ “này” quy chiếu địa điểm, tức nơi vợ chồng A Phủ đang sống cho bộ đội.

Ví dụ 53:

“ Rồi Pá Tra quay lại, bảo A Phủ:

- Mày ra ngoài kia, đem về đây một cái cọc, một cuộn dây mây. Tao trói mày đứng chỗ kia. Bao giờ chúng nó bắn được hổ về thì tao cho mày khỏi phải chết. Nếu không được hổ thì cho mày đứng chết ở đấy.”

Trong ví dụ này, chỉ xuất không gian xuất hiện trong các từ: “ ngoài kia”, “chỗ kia”, “ở đấy”. Chúng ta xét vào bối cảnh trong cuộc hội thoại thì thấy, từ “ngoài kia” chỉ địa điểm mà A Phủ sẽ phải đi lấy dây để trói mình, từ “chỗ kia” quy về địa điểm mà A Phủ sẽ phải bị trói, từ “ở đấy” quy về địa điểm mà A Phủ bị trói.

c. Chỉ xuất thời gian - Khái niệm

Chỉ xuất thời gian là ngoại chiếu bằng các tiếng chỉ thời gian hoặc đi kèm với các từ chỉ định như: Hồi ấy, sau này… Điểm mốc là “bây giờ”.

Ví dụ 54:

“ A Phủ sung sướng quá:

- Tên cán bộ à?

- A Châu.

- A Châu.

- A Phủ!

- Bây giờ làm anh em rồi, nếu A Châu còn công tác phải đi đâu thì A Châu viết một cái giấy để lại, bao giờ lấy được nước độc lập tôi mang cái giấy về xuôi, đến tận nhà mà nhận nhau.”

Trong cuộc thoại xuất hiện hai từ chỉ xuất thời gian: “bây giờ”, “bao giờ”.

Trong đó: từ “bây giờ” quy chiếu thời gian ở hiện tại, còn từ “bao giờ” quy chiếu thời gian tương lai.

“A Châu nói với Mị:

- Bao giờ được độc lập thì vợ chồng A Phủ về quê tôi chơi. Bấy giờ, đâu cũng được ở yên, làm ruộng làm nương, làm buôn làm bán, đâu cũng được sướng như nhau.”

Xét trong ví dụ này, chúng ta thấy xuất hiện hai từ chỉ xuất thời gian cùng quy chiếu về tương lai: “bao giờ”, từ “bấy giờ”, hai từ cùng nói về tương lai sau khi

lấy được độc lập. Ví dụ 56:

“A Phủ cười to:

- Bây giờ ở du kích, ta chơi Tết không còn đứa ăn mặc đẹp đi đánh nhau cướp vợ đâu. Đây không phải Hồng Ngài rồi.”

Trong ví dụ 56 trên thì chỉ xuất thời gian biểu hiện ở từ “bây giờ”, từ này quy chiếu thời gian ở hiện tại.

Như vậy, việc sử dụng quan hệ ngoại chiếu làm yếu tố biểu hiện của mạch lạc trong đoạn thoại không những tạo nên sự nối kết giữa các lời thoại mà còn tạo nên tính mạch lạc, rõ ràng trong văn bản.

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự mạch lạc trong tác phẩm vợ chồng a phủ của nhà văn tô hoài (Trang 59 - 63)