Quan điểm của tác giả về công tác quản lý thu thuế GTGT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 46 - 116)

5. Bố cục của luận văn:

1.5. Quan điểm của tác giả về công tác quản lý thu thuế GTGT ở Việt Nam

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Hoạt động và vận hành của thị trƣờng chƣa thật linh hoạt, nhiều doanh nghiệp có trình độ công nghệ, kỹ thuật cũng nhƣ trình độ quản lý thấp, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh kém, chƣa thích nghi và điều chỉnh nhanh nhạy để phù hợp với chính sách kinh tế mới. Vì vậy việc áp dụng thuế GTGT là hết sức cần thiết. Thuế GTGT có những ƣu điểm nổi bật có thể khắc phục đƣợc phần nào khó khăn khi thực hiện luật thuế cũ.

Công tác quản lý thu thuế GTGT đến nay đã trải qua 2 giai đoạn từ lúc thu theo chế độ chuyên quản nay chuyển sang cơ chế tự khai tự nộp thuế, với các chính sách về thuế ngày càng hoàn thiện đẩy nhanh việc phát triển của doanh nghiệp, nâng cao đƣợc tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cuả ngƣời nộp thuế.

Thông thƣờng, trong việc khai, nộp thuế GTGT, cơ quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế. Từ đó, tạo tâm lý và cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thƣơng, thoả thuận về mức doanh thu, mức thuế với cơ quan thuế. Việc kiểm tra thuế giá trị gia tăng cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc ngƣời mua, ngƣời bán phải nộp và lƣu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ nên việc thu thuế tƣơng đối sát với hoạt động kinh doanh từ đó tập trung đƣợc nguồn thu thuế GTGT vào ngân sách nhà nƣớc ngay từ khâu sản xuất và thu thuế ở khâu sau còn kiểm tra đƣợc việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trƣớc nên hạn chế thất thu về thuế.

Tăng cƣờng công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ; việc tính thuế đầu ra đƣợc khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả ngƣời mua và ngƣời bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ.

Công tác quản lý thu Thuế GTGT đƣợc thay đổi gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số công tác quản lý thu thuế khác nhƣ thuế TTĐB, thuế XNK...góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế cuả Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển cuả nền kinh tế thị trƣờng, tƣơng đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam.

Nhìn chung trong các loại thuế gián thu, thuế GTGT đƣợc coi là phƣơng pháp thu tiên bộ nhất hiện nay, đƣợc đánh giá cao do đạt đƣợc các mục tiêu lớn cuả chính sách thuế, nhƣ tạo đƣợc nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nƣớc, đơn giản, trung lập... Do đó nó cần có đƣợc công tác quản lý một cách tiên tiến khoa học. Tuy nhiên, đối với Việt Nam trong thời gian đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng đã phát sinh một số khó khăn, vƣớng mắc và Nhà nƣớc ta đã từng bƣớc tháo gỡ những khó khăn đó trong quá trình thực hiện công tác quản lý thu thuế GTGT.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận

Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tƣợng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tƣợng nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tƣợng sự vật xung quanh. Công tác quản lý thuế GTGT có liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ trình độ chuyên môn, các chính sách của nhà nƣớc, trang thiết bị phục vụ, yếu tố văn hoá, các tổ chức và cơ quan hữu quan khác nhƣ công an, sở tài chính, các doanh nghiệp...

Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin đƣợc sử dụng nhằm đúc rút những quan điểm, các cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm về liên quan đến công tác quản lý thuế GTGT ở một số nƣớc hoặc các Cục Thuế khác trong nƣớc trong những năm qua.

2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu tại các cơ quan thống kê Trung ƣơng và địa phƣơng (nhƣ Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh), các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn : Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, các Chi cục Thuế trực thuộc và các cơ quan có liên quan khác.

Tài liệu thu thập đƣợc gồm:

- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Các tài liệu thống kê có liên quan đến công tác thu thuế, công tác quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007-2011.

- Các báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của Ngành Thuế Quảng Ninh năm 2007 – 2011.

- Các bài báo khoa học tại các tạp chí khoa học chuyên ngành thuế, Tạp chí thuế Nhà nƣớc.

- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn. - Các tài liệu liên quan khác.

Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng quản lý thu thuế GTGT ở Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác điều tra đạt hiệu quả hơn.

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Tác giả đến gặp trực tiếp đối tƣợng

đƣợc điều tra để phỏng vấn theo một số nội dung đƣợc chuẩn bị từ trƣớc. Đối tƣợng điều tra là cán bộ công chức thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, các tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế trên địa bàn.

Phương pháp quan sát : Quan sát là phƣơng pháp ghi lại có kiểm soát các sự

kiện hoặc các hành vi ứng xử của con ngƣời. Phƣơng pháp này đƣợc dùng kết hợp với phƣơng pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập đƣợc.

2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính . Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị. - Sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê để phân các loại tổ chƣ́c , DN theo tiêu thức cần nghiên cứu nhƣ theo quy mô hàng hóa , quy mô thuế, theo loại hình doanh nghiệp… trên cơ sở đó xem xét ảnh hƣởng của các yếu tố đến hiệu quả .

2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin 2.4.1. Phƣơng pháp phân tổ 2.4.1. Phƣơng pháp phân tổ

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các tiêu chí nhƣ số thu thuế GTGT một số nƣớc, theo hệ thống hài hoà (harmonized system), tình hình thu thuế GTGT theo các các năm, tình hình quản lý thuế GTGT theo loại hình doanh nghiệp... Phƣơng pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có đƣợc những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh.

2.4.2. Phƣơng pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý thuế của Ngành thuế Quảng Ninh.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự:

+ So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

2.4.3. Phƣơng pháp đồ thị

Đồ thị là phƣơng pháp chuyển hoá thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho ngƣời đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.4.4. Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp thăm dò ý kiến của các nhà chuyên môn không có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác dự báo, nhƣng có năng lực chuyên môn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác dự báo.

2.4.5. Phƣơng pháp dự báo

Sử dụng phƣơng pháp này cho phép dự báo ngắn hạn quá trình tiếp theo của hiện tƣợng. Tài liệu thƣờng đƣợc sử dụng để dự đoán là dãy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tƣợng ở thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tƣợng trong thời gian tiếp theo.

2. 5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

1. Số lƣợng và chất lƣợng cán bộ , công chức thuế phân theo trình độ học vấn và trình độ chuyên môn.

2. Cơ cấu tổ chƣ́c và tình hình cải cách hành chính .

3. Tổng số thu thuế do ngành thuế hàng năm trên địa bàn tỉnh và phân theo từng sắc thuế và loại hình doanh nghiệp.

4. Tình hình nợ đọng thuế (nợ có khả năng thu, nợ khó đòi và nợ chờ xử lý).

5. Tổng thu thuế GTGT hàng năm trên địa bàn tỉnh và phân theo từng loại hình doanh nghiệp và tỷ trọng thuế GTGT trong tổng số thuế trên địa bàn tỉnh qua các năm.

6. Tình hình nợ đọng thuế thuế GTGT (nợ có khả năng thu, nợ khó đòi và nợ chờ xử lý).

7. Tình hình hoàn thuế GTGT.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và khái quát về ngành thuế tỉnh Quảng Ninh 3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội 3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hƣớng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lƣng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chƣa có tên. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hƣng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đƣờng biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dƣơng; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.

Quảng Ninh có khả năng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội về mọi mặt: công nghiệp khai khoáng (than, đá...); du lịch với những điểm nổi tiếng trong và ngoài nƣớc (Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, Vân Đồn...); là cửa ngõ lƣu thông hàng hoá qua các cửa khẩu đƣờng bộ, đƣờng biển; hiện có trên 6.000 doanh nghiệp và 23.000 hộ kinh doanh đang hoạt động với các loại hình, lĩnh vực đa dạng nên công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thu thuế GTGT nói riêng tƣơng đối phức tạp.

Những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên và xã hội của Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Ninh từng bƣớc đổi mới để hòa nhập với tiến trình phát triển kinh tế chung của đất nƣớc. Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011 trong bối cảnh khó khăn và thách thức đều lớn hơn so với dự báo . Giá dầu mỏ, giá vàng, lƣơng thực thực phẩm và một số loại nguyên vật liệu trên thị trƣờng quốc tế tăng cao; thị trƣờng chứng khoán sụt giảm mạnh; khủng hoảng nợ công ở nhiều nƣớc; tăng trƣởng kinh tế thế

giới chậm lại; lạm phát cao tại hầu hết các quốc gia...đã tác động tiêu cực vào nền kinh tế nƣớc ta. Ở trong nƣớc, lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao; nhập siêu lớn, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, dự trữ ngoại hối giảm mạnh; giá vàng trên thị trƣờng biến động bất thƣờng; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tăng trƣởng kinh tế có xu hƣớng chậm lại, nhƣng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân, năm 2011, Tỉnh đã đƣợc kết quả quan trọng, toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Kinh tế duy trì mức tăng trƣởng phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nƣớc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, giá so sánh 1994) ƣớc đạt 14.920 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tuy chƣa đạt kế hoạch đề ra (KH tăng 13%), song đây cũng là mức tăng cao so với nhiều tỉnh, thành phố khác, Cụ thể: Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,1% ( kế hoạch tăng 3,4%), ngành công nghiệp và xây dựng tăng 12,9% ( kế hoạch tăng 13,5%), các ngành dịch vụ giá so sánh 1994 tăng 12,1% (kế hoạch tăng 14,4%). GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 1.587 USD ( cao hơn mức bình quân cả nƣớc khoảng 1.000 USD).

Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội năm 2011 đạt 41.195 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra; trong bối cảnh lạm phát cao, đây là mức tăng khá của Tỉnh, cụ thể: vốn ngân sách tập trung 6.336 tỷ đồng, chiếm 15,4%; vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc 288 tỷ chiếm 0,7%; vốn các doanh nghiệp nhà nƣớc (bao gồm vốn tự có và vốn vay, vốn huy động) 21.841 tỷ, chiếm 53,3%; vốn dân cƣ và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7%; vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chiếm 8,1%. Năm 2011, cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho 3 dự án, nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh lên 89 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 3,729 tỷ USD. Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2011 là 1.154 doanh nghiệp, bằng 85,48% so với năm 2010, tổng vốn đăng ký kinh doanh đạt 9.380 tỷ đồng, giảm 15,9% so với cùng kỳ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7.698 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng số vốn đăng ký 84.366 tỷ đồng.

Kết quả trên thể hiện tỉnh Quảng Ninh đang đi đúng hƣớng trên con đƣờng phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với xu thế hội nhập của đất nƣớc làm cho vị thế của tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng đƣợc khẳng định, tạo thế và lực mới cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

3.1.2. Khái quát về ngành Thuế Quảng Ninh 3.1.2.1. Công tác tổ chức bộ máy thu thuế 3.1.2.1. Công tác tổ chức bộ máy thu thuế

Cục thuế tỉnh Quảng Ninh cùng với Cục Thuế các tỉnh thành phố trong cả nƣớc đƣợc thành lập ngày 21/8/1990 trên cơ sở sáp nhập 3 tổ chức: Thu quốc doanh, thuế công thƣơng nghiệp, thuế nông nghiệp. Từ ngày 01/10/1990, Cục thuế chính thức hoạt động trong hệ thống ngành thuế thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng ( lúc đầu thành lập có 10 phòng và 12 chi cục thuế; 450 cán bộ, công chức. Trong đó: 17,7% trình độ đại học; 46,1% trình độ trung học chuyên nghiệp và 36% sơ cấp).

Bộ máy Cục thuế tỉnh Quảng Ninh hiện nay gồm: Cơ quan văn phòng Cục thuế (có 14 phòng) và 14 Chi cục thuế các huyện, thị xã và thành phố.

Đến hết tháng 12 năm 2011, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh có 757 cán bộ, công chức. Trong đó: Thạc sỹ: 7 ngƣời chiếm 0,9%, Đại học: 568 ngƣời chiếm 75% trình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 46 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)