5. Bố cục của luận văn:
1.4.2 Kinh nghiệm rút ra từ các nƣớc đã áp dụng thuế GTGT
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc áp dụng GTGT, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia thuế GTGT của các tổ chức quốc tế và một số nƣớc có thể rut ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:
1. Thuế GTGT là một loại thuế có nhiều ƣu điểm cần nghiên cứu áp dụng nhằm góp phần thúc dẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển theo cơ chế thị trƣờng, mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo nguồn thu ổn định và phát triển cho Ngân sách quốc gia. Nhƣng không thể và không nên áp dụng thí điểm thuế GTGT trong phạm vi hẹp ở một số nghành và một số đơn vị.
2. Nội dung chính sách thuế GTGT ban hành phải đƣợc nghiên cứu kỹ, qui định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đƣợc rõ ràng, thống nhất. Phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT với sự vận dụng và qui định phù hợp với từng nƣớc.
- Củng cố chế độ hoá đơn, chứng từ, hạch toán, kế toán, nhƣng không thể đợi đến lúc thực hiện đầy đủ hoá đơn chứng từ mới áp dụng GTGT, vì việc áp dụng GTGT cũng thúc đẩy việc sử dụng hoá đơn chứng từ.
- Cần làm tốt công tác tuyên truyền và hƣớng dẫn chế độ thuế này để mọi đối tƣợng, mọi ngƣời đều hiểu và thực hiện đúng.
- Công tác đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý thuế GTGT cho cán bộ thuế phải đƣợc quan tâm và chuẩn bị trƣóc.
- Phải từng bƣớc hiện đại hoá trang thiết bị công cụ quản lý thuế, trong đó trang bị hệ thống máy vi tính là quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung, và thuế GTGT nói riêng.
- Đồng thời với việc ban hành thuế GTGT cần sửa đổi hệ thống thuế đồng bộ nhằm xác định rõ phạm vi , mục tiêu điều chỉnh của từng loại thuế (thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB...). Mức thuế và chính sách thuế cần có tính ổn định không nên thay đổi luôn.
- Cần nhận thức đúng và đầy đủ tác động có thể xẩy ra trong giai đoạn đầu áp dụng GTGT để có phƣơng án xử lý, trong đó vấn đề điều hành Ngân sách, quản lý giá cả là vấn đề quan trọng.