5. Bố cục của luận văn:
2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin
2.4.1. Phƣơng pháp phân tổ
Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các tiêu chí nhƣ số thu thuế GTGT một số nƣớc, theo hệ thống hài hoà (harmonized system), tình hình thu thuế GTGT theo các các năm, tình hình quản lý thuế GTGT theo loại hình doanh nghiệp... Phƣơng pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có đƣợc những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh.
2.4.2. Phƣơng pháp so sánh
Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý thuế của Ngành thuế Quảng Ninh.
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự:
+ So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến
2.4.3. Phƣơng pháp đồ thị
Đồ thị là phƣơng pháp chuyển hoá thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho ngƣời đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.
2.4.4. Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp thăm dò ý kiến của các nhà chuyên môn không có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác dự báo, nhƣng có năng lực chuyên môn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác dự báo.
2.4.5. Phƣơng pháp dự báo
Sử dụng phƣơng pháp này cho phép dự báo ngắn hạn quá trình tiếp theo của hiện tƣợng. Tài liệu thƣờng đƣợc sử dụng để dự đoán là dãy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tƣợng ở thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tƣợng trong thời gian tiếp theo.
2. 5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
1. Số lƣợng và chất lƣợng cán bộ , công chức thuế phân theo trình độ học vấn và trình độ chuyên môn.
2. Cơ cấu tổ chƣ́c và tình hình cải cách hành chính .
3. Tổng số thu thuế do ngành thuế hàng năm trên địa bàn tỉnh và phân theo từng sắc thuế và loại hình doanh nghiệp.
4. Tình hình nợ đọng thuế (nợ có khả năng thu, nợ khó đòi và nợ chờ xử lý).
5. Tổng thu thuế GTGT hàng năm trên địa bàn tỉnh và phân theo từng loại hình doanh nghiệp và tỷ trọng thuế GTGT trong tổng số thuế trên địa bàn tỉnh qua các năm.
6. Tình hình nợ đọng thuế thuế GTGT (nợ có khả năng thu, nợ khó đòi và nợ chờ xử lý).
7. Tình hình hoàn thuế GTGT.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và khái quát về ngành thuế tỉnh Quảng Ninh 3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội 3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hƣớng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lƣng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chƣa có tên. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hƣng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đƣờng biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dƣơng; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.
Quảng Ninh có khả năng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội về mọi mặt: công nghiệp khai khoáng (than, đá...); du lịch với những điểm nổi tiếng trong và ngoài nƣớc (Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, Vân Đồn...); là cửa ngõ lƣu thông hàng hoá qua các cửa khẩu đƣờng bộ, đƣờng biển; hiện có trên 6.000 doanh nghiệp và 23.000 hộ kinh doanh đang hoạt động với các loại hình, lĩnh vực đa dạng nên công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thu thuế GTGT nói riêng tƣơng đối phức tạp.
Những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên và xã hội của Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Ninh từng bƣớc đổi mới để hòa nhập với tiến trình phát triển kinh tế chung của đất nƣớc. Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011 trong bối cảnh khó khăn và thách thức đều lớn hơn so với dự báo . Giá dầu mỏ, giá vàng, lƣơng thực thực phẩm và một số loại nguyên vật liệu trên thị trƣờng quốc tế tăng cao; thị trƣờng chứng khoán sụt giảm mạnh; khủng hoảng nợ công ở nhiều nƣớc; tăng trƣởng kinh tế thế
giới chậm lại; lạm phát cao tại hầu hết các quốc gia...đã tác động tiêu cực vào nền kinh tế nƣớc ta. Ở trong nƣớc, lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao; nhập siêu lớn, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, dự trữ ngoại hối giảm mạnh; giá vàng trên thị trƣờng biến động bất thƣờng; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tăng trƣởng kinh tế có xu hƣớng chậm lại, nhƣng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân, năm 2011, Tỉnh đã đƣợc kết quả quan trọng, toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế duy trì mức tăng trƣởng phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nƣớc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, giá so sánh 1994) ƣớc đạt 14.920 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tuy chƣa đạt kế hoạch đề ra (KH tăng 13%), song đây cũng là mức tăng cao so với nhiều tỉnh, thành phố khác, Cụ thể: Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,1% ( kế hoạch tăng 3,4%), ngành công nghiệp và xây dựng tăng 12,9% ( kế hoạch tăng 13,5%), các ngành dịch vụ giá so sánh 1994 tăng 12,1% (kế hoạch tăng 14,4%). GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 1.587 USD ( cao hơn mức bình quân cả nƣớc khoảng 1.000 USD).
Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội năm 2011 đạt 41.195 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra; trong bối cảnh lạm phát cao, đây là mức tăng khá của Tỉnh, cụ thể: vốn ngân sách tập trung 6.336 tỷ đồng, chiếm 15,4%; vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc 288 tỷ chiếm 0,7%; vốn các doanh nghiệp nhà nƣớc (bao gồm vốn tự có và vốn vay, vốn huy động) 21.841 tỷ, chiếm 53,3%; vốn dân cƣ và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7%; vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chiếm 8,1%. Năm 2011, cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho 3 dự án, nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh lên 89 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 3,729 tỷ USD. Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2011 là 1.154 doanh nghiệp, bằng 85,48% so với năm 2010, tổng vốn đăng ký kinh doanh đạt 9.380 tỷ đồng, giảm 15,9% so với cùng kỳ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7.698 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng số vốn đăng ký 84.366 tỷ đồng.
Kết quả trên thể hiện tỉnh Quảng Ninh đang đi đúng hƣớng trên con đƣờng phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với xu thế hội nhập của đất nƣớc làm cho vị thế của tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng đƣợc khẳng định, tạo thế và lực mới cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
3.1.2. Khái quát về ngành Thuế Quảng Ninh 3.1.2.1. Công tác tổ chức bộ máy thu thuế 3.1.2.1. Công tác tổ chức bộ máy thu thuế
Cục thuế tỉnh Quảng Ninh cùng với Cục Thuế các tỉnh thành phố trong cả nƣớc đƣợc thành lập ngày 21/8/1990 trên cơ sở sáp nhập 3 tổ chức: Thu quốc doanh, thuế công thƣơng nghiệp, thuế nông nghiệp. Từ ngày 01/10/1990, Cục thuế chính thức hoạt động trong hệ thống ngành thuế thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng ( lúc đầu thành lập có 10 phòng và 12 chi cục thuế; 450 cán bộ, công chức. Trong đó: 17,7% trình độ đại học; 46,1% trình độ trung học chuyên nghiệp và 36% sơ cấp).
Bộ máy Cục thuế tỉnh Quảng Ninh hiện nay gồm: Cơ quan văn phòng Cục thuế (có 14 phòng) và 14 Chi cục thuế các huyện, thị xã và thành phố.
Đến hết tháng 12 năm 2011, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh có 757 cán bộ, công chức. Trong đó: Thạc sỹ: 7 ngƣời chiếm 0,9%, Đại học: 568 ngƣời chiếm 75% trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: 158 ngƣời chiếm 20,8%, còn lại là lái xe, nhân viên kỹ thuật, phục vụ: 24 ngƣời chiếm hơn 3%, cán bộ công chức đƣợc biên chế vào các bộ phận sau:
Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh gồm 4 đồng chí, trong đó có 1 đồng chí Cục trƣởng và 3 đồng chí Phó Cục trƣởng.
- Đồng chí Cục trƣởng: Chịu trách nhiệm và phụ trách toàn diện các lĩnh vực công tác trong phạm vi ngành Thuế tỉnh Quảng Ninh; Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Cục Thuế và trực tiếp giải quyết một số công việc; đồng thời phân công các Phó cục trƣởng phụ trách những mặt công tác nhất định. Cục trƣởng chịu trách nhiệm về các quyết định của các Phó cục trƣởng trong khi thực hiện các nhiệm vụ đƣợc Cục trƣởng phân công.
- 3 đồng chí Phó Cục trƣởng: Chỉ đạo các đơn vị xây dựng các đề án, quyết định, công văn để triển khai thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc, của Ngành. Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chủ trƣơng chính sách thuộc lĩnh vực phụ trách; phát hiện đề xuất những vấn đề cần đổi mới, sửa đổi về chính sách, chế độ, cơ chế điều hành, đƣợc giao phụ trách, điều hành mọi hoạt động của Cục Thuế, giải quyết công việc thay Cục trƣởng và phải chịu trách nhiệm trƣớc Cục trƣởng về các quyết định của mình.
Căn cứ Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, ngày 14 tháng 01 năm 2010 Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 108/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, theo đó tổ chức bộ máy Cục Thuế đƣợc kiện toàn theo mô hình sau:
Các phòng ban thuộc Cơ quan Cục: Phòng tổ chức cán bộ
Phòng tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế Phòng kê khai và kế toán thuế
Phòng quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng kiểm tra thuế số 1 Phòng kiểm tra thuế số 2 Phòng kiểm tra thuế số 3 Phòng thanh tra thuế số 1 Phòng thanh tra thuế số 2 Phòng tin học
Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân Phòng tổng hợp- nghiệp vụ- dự toán Phòng Quản lý các khoản thu từ đất Phòng hành chính- quản trị- tài vụ- ấn chỉ
* Dƣới Cục thuế tỉnh Quảng Ninh có 14 Chi cục thuế trực thuộc gồm: Chi cục thuế thành phố Hạ Long, Chi cục thuế thành phố Móng Cái, Chi cục thuế Thành phố Cẩm Phả, Chi cục thuế Thành phố Uông Bí, Chi cục thuế các huyện Đông Triều, Yên Hƣng, Hoành Bồ, Tiên Yên, Vân Đồn, Cô Tô, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu. Các chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thuế tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh:
Thứ nhất, hƣớng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý thu ngân sách. Cục thuế có nhiệm vụ hƣớng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế và thu khác trên địa bàn Tỉnh theo đúng luật, pháp lệnh, các văn bản quy định, hƣớng dẫn của các cơ quan Nhà nƣớc cấp trên, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức kế hoạch thu ngân sách đƣợc giao.
Thứ hai, tổ chức thu thuế, phí và lệ phí. Cục thuế cũng phải tổ chức thu thuế, phí và lệ phí đối với các đối tƣợng do Cục trực tiếp quản lý. Hƣớng dẫn Ngƣời nộp thuế thực hiện chế độ đăng ký, kê khai nộp thuế, lập hồ sơ miễn, giảm thuế, hoàn thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế. Nếu cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng thì phải có biện pháp xử lý kịp thời. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo đúng quy trình đối với từng sắc thuế, áp dụng cho ĐTNT theo quy định của Tổng cục thuế. Tổ chức tính thuế, lập sổ bộ thuế, ấn định thuế, thông báo số thuế phải nộp, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác. Đôn đốc NNT nộp đầy đủ, kịp thời mọi khoản thuế và thu khác vào kho bạc Nhà nƣớc. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, kịp thời các hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc tính toán các khoản thuế và thu khác để kiểm tra, thanh tra việc kê khai đăng ký nộp thuế, quyết toán thuế, miễn, giảm thuế, hoàn thuế, quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ của NNT. Xem xét và đề nghị xét miễn, giảm thuế và các khoản thu khác thuộc thẩm quyền quy định của Nhà nƣớc. Thực hiện thanh toán, quyết toán kết quả thu nộp thuế đến từng ĐTNT. Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách, chế độ thuế, kỷ luật thu nộp thuế đối với NNT cũng nhƣ
trong nội bộ ngành thuế ở địa phƣơng trên cơ sở kiểm tra, kiểm soát sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ... có liên quan đến số thuế phải nộp và xử lý các vi phạm, các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền.
Thứ ba, tổ chức công tác kế toán, thống kê thuế. Cục thuế phải tổ chức công tác kế toán thuế, kế toán ấn chỉ, kế toán hàng hoá tịch thu, tạm giữ một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Tổ chức công tác thống kê các chỉ tiêu kinh tế và tình hình thu nộp thuế, lập báo cáo về tình hình, kết quả thu thuế và hƣớng dẫn chỉ đạo các Chi cục thuế thực hiện công tác kế toán, thống kê nói trên phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan thuế cấp trên, Uỷ ban nhân dân (UBND) cùng cấp và các cơ quan hữu quan. Cục thuế trực tiếp quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu của hệ thống thuế ở địa phƣơng theo đúng các quy định của Nhà nƣớc và theo sự phân cấp của Tổng cục thuế.
Thứ tƣ, quản lý tình hình thực hiện dự toán thu của các Chi cục. Cục thuế hƣớng dẫn, chỉ đạo các Chi cục thuế trực thuộc thực hiện xây dựng dự toán thu ngân sách trên cơ sở xây dựng, tổng hợp dự toán hàng tháng, quý, năm về thu thuế và thu khác trên địa bàn, báo cáo kế hoạch đó với UBND Tỉnh, Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính theo quy định. Chỉ đạo, hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thƣờng xuyên các Chi cục Thuế trong việc tổ chức công tác thu thuế và thu khác. Tổng kết đúc rút kinh nghiệm về các biện pháp tổ chức thu thuế. Phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch thu thuế và thu khác cho các Chi cục thuế trực thuộc.
Thứ năm, phối hợp với các cơ quan hữu quan. Cục Thuế phải tham gia phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xét duyệt đăng ký kinh doanh, chủ động trong việc tổ chức đăng ký nộp thuế, lập danh bạ các cơ sở nộp thuế trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc xây dựng kế hoạch thu, chi