Kinh nghiệm quản lý thuế GTGT ở một số nƣớc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 42 - 116)

5. Bố cục của luận văn:

1.4Kinh nghiệm quản lý thuế GTGT ở một số nƣớc

1.4.1 Tình hình áp dụng thuế GTGT ở một số nƣớc

1. Thuỵ Điển: Là một nƣớc đi đầu trong việc áp dụng thuế GTGT (1969). Trƣớc khi thực hiện GTGT, Thuỵ Điển đã thực hiện cơ chế thuế doanh thu với một thuế suất 10% áp dụng chủ yếu đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Mục tiêu của sự chuyển đổi là khuyến khích hàng xuất khẩu và thực hiện hoàn thuế đối với hoạt

động xuất khẩu.

Quá trình chuyển đổi thuế ở Thuỵ Điển đƣợc tiến hành qua hai giai đoạn:

- Mùa xuân năm 1968 Bộ Tài Chính giải trình trƣớc Quốc hội và các doanh nghiệp về kế hoạch, nội dung chuyển đổi cơ chế nộp thuế.

- Mùa thu năm 1968 đƣợc Quốc hội thông qua và ban hành năm 1969 với những nội dung cơ bản:

Thứ nhất: Các đối tƣợng nộp thuế doanh thu đều chuyển sang nộp GTGT. Thời kỳ đó có 160.000 đối tƣợng nộp thuế doanh thu. Các dịch vụ không phải nộp thuế, 200.000 hộ nông dân năm ngoài cơ chế GTGT.

Thứ hai: áp dụng tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thuế nộp khâu trƣớc. Thứ ba: Thuế suất lúc đầu áp dụng một mức thuế là 10% nhƣ thuế doanh thu nhƣng do cơ chế khấu trừ nên làm giảm số thuế GTGT. Để bù đắp nguồn thu, Thuỵ Điển đã tăng phí bảo hiểm 1% trên tổng quĩ lƣơng. Trong quá trình thực hiện Thuỵ Điển cũng đã điều chỉnh thuế suất và bổ sung thêm mức thuế vào.

Thứ tƣ: Đối với những đầu tƣ trang thiết bị, máy móc khi thực hiện GTGT cung đƣợc khấu trừ.

Thứ năm: Không qui định cho miễn giảm GTGT vì không thể dùng chính sách thuế GTGT để trợ cấp.

2. Philipines: Khi Chính phủ mới ra đời (tháng 12 năm 1986) việc cải cách sửa đổi hệ thống thuế là việc làm trƣớc tiên của nƣớc này. Chƣơng trình thuế năm 1986 bao gồm 29 khâu cải cách phải tiến hành và đã đƣợc soạn thảo. Một trong những cải cách về cơ cấu đƣa ra trong chƣơng trình là ban hành thuế GTGT. Đƣợc thể chế hoá bằng Lệnh số 273, có hiệu lực thi hành từ 1/1/1988. Nhƣ vậy, để ban hành thuế GTGT, Philipines đã trải qua quá trình nghiên cứu và chuẩn bị.

Ngày 1/1/1988, Philipines bắt đầu thực hiện GTGT. Có thể tóm tắt ở mấy điểm sau:

- Thuế GTGT đƣợc xây dựng dể hợp lý hoá hệ thống đánh thuế hàng hoá và dịch vụ chịu thuế, để đơn giản hoá việc quản lý thuế và làm cho hệ thống thuế Philipines công bằng hơn.

- Thuế GTGT đƣợc áp dụng trên diện rộng hàng hoá và một số dịch vụ, trên từng hoạt động bán hay nhập khẩu những hàng hoá dịch vụ đó.

- Thuế suất qui định một mức là 10% đánh trên tổng giá bán hay tổng số tiền nhận đƣợc từ bán hàng hoá hay dịch vụ, thay cho thuế doanh thu đối với ngƣời sản xuất gồm 4 thuế suất: 0%, 10%, 20%, 30%, thuế trên dịch vụ: 15 thuế suất từ 0% đến 30%. Tuy nhiên, có miễn thuế đối với một số hoạt động kinh doanh đƣợc áp dụng để khuyến khích một số hoạt động nhƣ sản xuất nông sản, giảm bớt ảnh hƣởng đến giá cả một số mặt hàng nhƣ dầu lửa, và để đơn giản việc quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhẹ và các dịch vụ tài chính.

- Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu.

- Áp dụng tính thuế theo phƣơng pháp khấu trừ và cho khấu trừ đối với tài sản dùng trong thƣơng mại hoặc kinh doanh.

3. Trung Quốc: Là nƣớc có chủ trƣơng nghiên cứu ban hành thuế GTGT từ năm 1980, sau 4 năm nghiên cứu, ngày 18/9/1984 chính thức ban hành. Trung Quốc đã tiến hành theo phƣơng pháp thí điểm. Sau đây đề cập một số nhận xét của chuyên gia thuế Trung Quốc từ 28/6 đến 12/7/1993 do đồng chí Trần Xuân Thắng - Tổng cục trƣởng Tổng cục thống kê dẫn đầu).

Chƣơng trình thí điểm về thuế GTGT ở Trung Quốc đã gặp nhiều vƣớng mắc do các nguyên nhân chủ yếu:

Chƣa chuẩn bị kỹ về chế độ hƣớng dẫn thực hiện và xử lý các trƣờng hợp vƣớng mắc thực tế.

GTGT chỉ thực hiện cho một số sản phẩm ở khâu sản xuất, chƣa thực hiện ở khâu lƣu thông, dịch vụ, vì vậy, trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn vƣớng mắc, không xử lý triệt để, chính xác, chƣa đạt đƣợc mục đích của GTGT là khắc phục triệt để thu thuế trùng lặp.

Bên cạnh đó, GTGT của Trung Quốc có quá nhiều thuế suất, mức chênh lệch giữa các thuế suất cao từ 43% đến 12%. Vì vậy, khi thực hiện khấu trừ thuế phức tạp, căn cứ không chính xác, gây ra vận dụng tuỳ tiện, không kiểm soát đƣợc chặt chẽ việc khấu trừ tiền thuế ở cơ quan cấp dƣới.

Để khắc phục tình trạng này, đảm bảo thẹc hiện đơn giản, dễ kiểm soát, hiện nay Trung Quốc thực hiện khoán mức khấu trừ thuế cho các sản phẩm đầu vào, bƣớc đầu có nhiều mức, nay thực hiện thống nhất một mức 7%.

Do thu theo phƣơng pháp khấu trừ chung cho một mức thoát ly hoá đơn, nên phạm vi khấu trừ thuế rộng thực tế có khi thuế thu thấp vì trong số thuế đƣợc khấu trừ có phần thuế chƣa đƣợc tính nộp Ngân sách.

Một trong những điều kiện tiên đề để thực hiện thành công GTGT là thực hiện cơ chế giá thị trƣờng. Nhƣng hiện nay Nhà nƣớc Trung Quốc vẫn quản lý giá hơn 100 mặt hàng, vì vậy, quá trình thực hiện GTGT của Trung Quốc gặp khó khăn.

Thực hiện GTGT ở khâu sản xuất của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Để việc quản lý, thực hiện GTGT có hiệu quả, Trung Quốc phân ra từng đối tƣợng để có biện pháp thu thuế: Xí nghiệp qui mô nhỏ thu khoán, Xí nghiệp có qui mô lớn và vừa thu căn cứ vào sổ sách kế toán. Thực tế hiện nay GTGT chỉ áp dụng trong các xí nghiệp quốc doanh.

1.4.2 Kinh nghiệm rút ra từ các nƣớc đã áp dụng thuế GTGT

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc áp dụng GTGT, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia thuế GTGT của các tổ chức quốc tế và một số nƣớc có thể rut ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:

1. Thuế GTGT là một loại thuế có nhiều ƣu điểm cần nghiên cứu áp dụng nhằm góp phần thúc dẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển theo cơ chế thị trƣờng, mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo nguồn thu ổn định và phát triển cho Ngân sách quốc gia. Nhƣng không thể và không nên áp dụng thí điểm thuế GTGT trong phạm vi hẹp ở một số nghành và một số đơn vị.

2. Nội dung chính sách thuế GTGT ban hành phải đƣợc nghiên cứu kỹ, qui định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đƣợc rõ ràng, thống nhất. Phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT với sự vận dụng và qui định phù hợp với từng nƣớc.

- Củng cố chế độ hoá đơn, chứng từ, hạch toán, kế toán, nhƣng không thể đợi đến lúc thực hiện đầy đủ hoá đơn chứng từ mới áp dụng GTGT, vì việc áp dụng GTGT cũng thúc đẩy việc sử dụng hoá đơn chứng từ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần làm tốt công tác tuyên truyền và hƣớng dẫn chế độ thuế này để mọi đối tƣợng, mọi ngƣời đều hiểu và thực hiện đúng.

- Công tác đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý thuế GTGT cho cán bộ thuế phải đƣợc quan tâm và chuẩn bị trƣóc.

- Phải từng bƣớc hiện đại hoá trang thiết bị công cụ quản lý thuế, trong đó trang bị hệ thống máy vi tính là quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung, và thuế GTGT nói riêng.

- Đồng thời với việc ban hành thuế GTGT cần sửa đổi hệ thống thuế đồng bộ nhằm xác định rõ phạm vi , mục tiêu điều chỉnh của từng loại thuế (thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB...). Mức thuế và chính sách thuế cần có tính ổn định không nên thay đổi luôn.

- Cần nhận thức đúng và đầy đủ tác động có thể xẩy ra trong giai đoạn đầu áp dụng GTGT để có phƣơng án xử lý, trong đó vấn đề điều hành Ngân sách, quản lý giá cả là vấn đề quan trọng.

1.5. Quan điểm của tác giả về công tác quản lý thu thuế GTGT ở Việt Nam

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Hoạt động và vận hành của thị trƣờng chƣa thật linh hoạt, nhiều doanh nghiệp có trình độ công nghệ, kỹ thuật cũng nhƣ trình độ quản lý thấp, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh kém, chƣa thích nghi và điều chỉnh nhanh nhạy để phù hợp với chính sách kinh tế mới. Vì vậy việc áp dụng thuế GTGT là hết sức cần thiết. Thuế GTGT có những ƣu điểm nổi bật có thể khắc phục đƣợc phần nào khó khăn khi thực hiện luật thuế cũ.

Công tác quản lý thu thuế GTGT đến nay đã trải qua 2 giai đoạn từ lúc thu theo chế độ chuyên quản nay chuyển sang cơ chế tự khai tự nộp thuế, với các chính sách về thuế ngày càng hoàn thiện đẩy nhanh việc phát triển của doanh nghiệp, nâng cao đƣợc tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cuả ngƣời nộp thuế.

Thông thƣờng, trong việc khai, nộp thuế GTGT, cơ quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế. Từ đó, tạo tâm lý và cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thƣơng, thoả thuận về mức doanh thu, mức thuế với cơ quan thuế. Việc kiểm tra thuế giá trị gia tăng cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc ngƣời mua, ngƣời bán phải nộp và lƣu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ nên việc thu thuế tƣơng đối sát với hoạt động kinh doanh từ đó tập trung đƣợc nguồn thu thuế GTGT vào ngân sách nhà nƣớc ngay từ khâu sản xuất và thu thuế ở khâu sau còn kiểm tra đƣợc việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trƣớc nên hạn chế thất thu về thuế.

Tăng cƣờng công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ; việc tính thuế đầu ra đƣợc khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả ngƣời mua và ngƣời bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ.

Công tác quản lý thu Thuế GTGT đƣợc thay đổi gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số công tác quản lý thu thuế khác nhƣ thuế TTĐB, thuế XNK...góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế cuả Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển cuả nền kinh tế thị trƣờng, tƣơng đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam.

Nhìn chung trong các loại thuế gián thu, thuế GTGT đƣợc coi là phƣơng pháp thu tiên bộ nhất hiện nay, đƣợc đánh giá cao do đạt đƣợc các mục tiêu lớn cuả chính sách thuế, nhƣ tạo đƣợc nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nƣớc, đơn giản, trung lập... Do đó nó cần có đƣợc công tác quản lý một cách tiên tiến khoa học. Tuy nhiên, đối với Việt Nam trong thời gian đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng đã phát sinh một số khó khăn, vƣớng mắc và Nhà nƣớc ta đã từng bƣớc tháo gỡ những khó khăn đó trong quá trình thực hiện công tác quản lý thu thuế GTGT.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận

Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tƣợng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tƣợng nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tƣợng sự vật xung quanh. Công tác quản lý thuế GTGT có liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ trình độ chuyên môn, các chính sách của nhà nƣớc, trang thiết bị phục vụ, yếu tố văn hoá, các tổ chức và cơ quan hữu quan khác nhƣ công an, sở tài chính, các doanh nghiệp...

Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin đƣợc sử dụng nhằm đúc rút những quan điểm, các cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm về liên quan đến công tác quản lý thuế GTGT ở một số nƣớc hoặc các Cục Thuế khác trong nƣớc trong những năm qua.

2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu tại các cơ quan thống kê Trung ƣơng và địa phƣơng (nhƣ Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh), các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn : Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, các Chi cục Thuế trực thuộc và các cơ quan có liên quan khác.

Tài liệu thu thập đƣợc gồm:

- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Các tài liệu thống kê có liên quan đến công tác thu thuế, công tác quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007-2011.

- Các báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của Ngành Thuế Quảng Ninh năm 2007 – 2011.

- Các bài báo khoa học tại các tạp chí khoa học chuyên ngành thuế, Tạp chí thuế Nhà nƣớc.

- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn. - Các tài liệu liên quan khác.

Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng quản lý thu thuế GTGT ở Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác điều tra đạt hiệu quả hơn.

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Tác giả đến gặp trực tiếp đối tƣợng

đƣợc điều tra để phỏng vấn theo một số nội dung đƣợc chuẩn bị từ trƣớc. Đối tƣợng điều tra là cán bộ công chức thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, các tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế trên địa bàn.

Phương pháp quan sát : Quan sát là phƣơng pháp ghi lại có kiểm soát các sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiện hoặc các hành vi ứng xử của con ngƣời. Phƣơng pháp này đƣợc dùng kết hợp với phƣơng pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập đƣợc.

2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính . Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị. - Sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê để phân các loại tổ chƣ́c , DN theo tiêu thức cần nghiên cứu nhƣ theo quy mô hàng hóa , quy mô thuế, theo loại hình doanh nghiệp… trên cơ sở đó xem xét ảnh hƣởng của các yếu tố đến hiệu quả .

2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin 2.4.1. Phƣơng pháp phân tổ 2.4.1. Phƣơng pháp phân tổ

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các tiêu chí nhƣ số thu thuế GTGT một số nƣớc, theo hệ thống hài hoà (harmonized system), tình hình thu thuế GTGT theo các các năm, tình hình quản lý thuế GTGT theo loại hình doanh nghiệp... Phƣơng pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có đƣợc những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh.

2.4.2. Phƣơng pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 42 - 116)