5. Bố cục của luận văn:
1.2.3 Khái quát nội dung công tác quản lý thuế GTGT
Quy trình công tác quản lý thu thuế GTGT đƣợc thể hiện trên Sơ đồ 1.1 nhƣ sau:
Sơ đồ 1.1: Khái quát công tác quản lý thu thuế GTGT
Khái quát nội dung công tác quản lý thu thuế GTGT: * Tổ chức đăng ký thuế và cấp mã số thuế
Việc tổ chức đăng ký thuế và cấp mã số thuế đƣợc thực hiện bởi: phòng Tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế (TT-HT); phòng Kê khai và kế toán thuế (KK-KTT) và phòng Tin học.
Hướng dẫn các doanh nghiệp kê khai đăng ký thuế: phòng Tuyên truyền và
hỗ trợ ngƣời nộp thuế phát các tài liệu hƣớng dẫn về các chính sách thuế, nghĩa vụ nộp thuế cho các doanh nghiệp, hƣớng dẫn các doanh nghiệp mới ra kinh doanh liên
Quản lý hồ sơ ĐTNT Quản lý hoá đơn, chứng từ
Xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế và xác định, ấn định số thuế phải nộp
Tổ chức đăng ký thuế và cấp mã số thuế
Quản lý việc nộp thuế của ĐTNT
hệ với Cục thuế để nhận và kê khai tờ khai đăng ký thuế rồi nộp cho phòng Tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế.
Nhận tờ khai đăng ký thuế: phòng Tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế nhận tờ khai đăng ký thuế từ Ngƣời nộp thuế chuyển cho các phòng Kê khai và kế toán thuế.
Tiếp đến là kiểm tra tờ khai đăng ký thuế: phòng Kê khai và kế toán thuế kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên tờ khai đăng ký thuế của các doanh nghiệp và phải liên hệ với doanh nghiệp để chỉnh sửa nếu có sai sót, sau đó chuyển cho phòng Tin học.
Cấp mã số thuế: Phòng Tin học nhận các tờ khai, thực hiện nhập các thông
tin trên tờ khai vào máy tính và lấy mã số thuế của ĐTNT trên máy tính để ghi vào tờ khai đăng ký thuế. Sau đó chuyển dữ liệu đăng ký thuế về Tổng cục thuế để kiểm tra tránh sự trùng lặp mã số thuế, nếu đƣợc Tổng cục thuế chấp nhận thì in giấy chứng nhận cấp mã số thuế và bảng kê danh sách mã số thuế của ĐTNT, chuyển cho các phòng Kê khai và kế toán thuế, phòng Tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế và các Chi cục thuế để gửi tới ĐTNT.
Lưu đăng ký thuế: Phòng Kê khai và kế toán thuế lƣu đăng ký thuế vào hồ sơ
của từng doanh nghiệp.
* Quản lý hoá đơn, chứng từ
Việc tổ chức quản lý hoá đơn, chứng từ đƣợc thực hiện bởi: Bộ phận ấn chỉ thuộc Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ.
Nhận và cấp phát hoá đơn: Cục thuế nhận hoá đơn do Tổng cục thuế cấp phát, chuyển cho các Chi cục thuế và tổ chức bán hoá đơn GTGT cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. Từ thời điểm Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/20010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có hiệu lực thì Cục Thuế đặt in hóa đơn và thực hiện cấp, bán hóa đơn cho tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh. Công việc này do Bộ phận ấn chỉ thực hiện.
Quản lý in hoá đơn: Đối với NNT đặt in, tự in hóa đơn để sử dụng thì quản lý quá trình in hoá đơn, theo dõi việc thông báo phát hành, thông báo mất cháy hỏng, hủy hóa đơn. Theo dói báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn của NNT.
Xử lý vi phạm: Khi phát hiện có vi phạm trong quá trình in và sử dụng hoá
đơn thì Cục Thuế xử lý theo quy định, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra việc thực hiện chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ ở các cơ quan thuế cũng nhƣ NNT, tổ chức xác minh hoá đơn và trả lời các cơ quan, các cấp, các ngành, các Chi cục trên địa bàn về các vấn đề liên quan đến hoá đơn.
* Xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế và xác định-ấn định thuế GTGT
Công tác này do: Phòng tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế, Kê khai và kế toán thuế, các Phòng Kiểm tra thuế phối hợp thực hiện.
Hướng dẫn ĐTNT lập tờ khai thuế: Phòng tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế hƣớng dẫn ĐTNT lập tờ khai thuế trong vòng 20 ngày đầu tháng và nộp cho Cục thuế.
Tiếp nhận tờ khai thuế: Phòng tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế tiếp nhận tờ khai thuế, ghi vào sổ theo dõi và chuyển cho phòng Kê khai và kế toán thuế.
Tiến hành kiểm tra tờ khai: phòng Kê khai và kế toán thuế tiến hành kiểm tra
tờ khai ban đầu, nếu phát hiện lỗi thì phải liên hệ với ĐTNT để chỉnh sửa, sau đó phân loại và đóng tệp tờ khai theo ngày kiểm tra và chuyển dữ liệu vào hệ thống theo dõi thuế thông qua thiết bị tin học.
Chỉnh sửa tờ khai: Kê khai và kế toán thuế nhập tờ khai vào máy tính và sửa
các lỗi mà máy tính phát hiện ra, in danh sách ĐTNT kê khai sai và liên hệ với ĐTNT yêu cầu chỉnh sửa.
Ấn định thuế: Ngƣời nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mƣời ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế thì phòng Kê khai và kế toán thuế tiến hành ấn định
thuế theo luật định, lập danh sách ấn định thuế và gửi cho phòng Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế để đôn đốc thu thuế.
Xử lý đối tượng nộp chậm: Phòng Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế theo dõi
trên máy, tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cƣỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt, lập danh sách đối tƣợng nộp chậm thuế và ra thông báo cho ngƣời nộp thuế trình lãnh đạo Cục duyệt.
* Thanh tra, kiểm tra thuế:
- Phòng Kiểm tra thuế: Các phòng kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của ngƣời nộp thuế trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của ngƣời nộp thuế chƣa đƣợc nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành (nếu có) để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về việc kê khai thuế.
Hàng năm các phòng kiểm tra thuộc Cục Thuế; tổ kiểm tra thuộc Chi cục Thuế phải kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế. Phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra theo quy định của ngành.
Nội dung kiểm tra tại cơ quan thuế: Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế. Trƣờng hợp phát hiện ngƣời nộp thuế không ghi chép, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trƣởng cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu ngƣời nộp thuế bổ sung các chỉ tiêu chƣa phản ánh trong hồ sơ khai thuế; Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế đƣợc miễn, giảm; số tiền hoàn thuế... Nếu có những vấn đề vƣớng mắc mà ngƣời nộp thuế không giải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu hoặc trong thời hạn theo thông báo của cơ quan Thuế, ngƣời nộp thuế giải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu nhƣng không chứng minh đƣợc số thuế khai là đúng thì cán bộ kiểm tra thuế báo cáo Thủ trƣởng cơ quan Thuế ra quyết định ấn định thuế hoặc tiến hành kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế.
- Phòng Thanh tra thuế: Các phòng Thanh tra thuế có nhiệm vụ xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra ngƣời nộp thuế hàng năm; Tiếp nhận yêu cầu và
hồ sơ đề nghị thanh tra ngƣời nộp thuế của phòng Kiểm tra thuế và các Chi cục Thuế chuyển đến; Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế thuộc đối tƣợng thanh tra; Tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chƣơng trình kế hoạch thanh tra của Cục Thuế; thanh tra các trƣờng hợp do phòng Kiểm tra thuế, các Chi cục đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trƣờng hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện đƣợc khi thanh tra thuế; đôn đốc tổ chức cá nhân vi phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng quyết định xử lý;
* Xử lý hoàn thuế và kiểm tra, thanh tra hoàn thuế
Công tác này do: Phòng tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế, Kê khai và kế toán thuế, các Phòng Kiểm tra thuế phối hợp thực hiện.
Tiếp nhận hồ sơ: Phòng tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế tiếp nhận hồ
sơ, ghi vào sổ theo dõi và chuyển cho phòng Kê khai và kế toán thuếngay trong ngày.
Kiểm tra hồ sơ và xác định số thuế được hoàn: Phòng Kê khai và kế toán thuế kiểm tra thủ tục, hồ sơ hoàn thuế, kiểm tra đối tƣợng, trƣờng hợp và các số liệu trên hồ sơ. Phân loại đối tƣợng hoàn thuế và kiểm tra xác định số thuế đƣợc hoàn: đối với các đối tƣợng áp dụng hoàn thuế trƣớc kiểm tra sau thì Phòng Kê khai và kế toán thuế thực hiện kiểm tra, xác định số thuế đƣợc hoàn (đối chiếu các số liệu liên quan với số thuế đề nghị hoàn) nếu có sai lệch thì phải trình lãnh đạo Cục để ra thông báo cho ĐTNT nộp thuế biết để giải trình, bổ sung, nếu không giải trình đƣợc thì Cục thông báo chƣa đủ căn cứ để hoàn thuế.
Sau đó xác định số thuế GTGT đƣợc hoàn trình lãnh đạo Cục quyết định. Đối với đối tƣợng phải kiểm tra trƣớc khi hoàn thuế (các cơ sở mới thành lập dƣới một năm, đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc đã có vi phạm gian lận về thuế) thì Phòng Kê khai và kế toán thuế chuyển hồ sơ sang Phòng Kiểm tra thuế để tiến hành kiểm tra, dựa vào kết quả kiểm tra, thanh tra, quyết định xử lý vi phạm và việc thực hiện quyết định đó của ĐTNT (nếu có) để trình lãnh đạo Cục ra quyết định hoàn thuế theo số thuế đƣợc hoàn xác định sau kiểm tra.
Đối với hồ sơ hoàn thuế do Chi cục gửi lên thì phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán thực hiện thẩm định hồ sơ và trình lãnh đạo Cục ra quyết định.
Hoàn thuế: Phòng Kê khai và kế toán thuế lập lệnh chi NSNN trình Lãnh đạo Cục hoàn thuế căn cứ theo hồ sơ của Phòng Kê khai và kế toán thuế và phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán trình lên, gửi cho các phòng, các Chi cục thuế và ĐTNT có liên quan để thực hiện hoàn thuế.
Chứng từ chi hoàn thuế gửi Kho bạc Nhà nƣớc Tỉnh để tiến hành hoàn thuế.
Lưu hồ sơ: Phòng Kê khai và kế toán thuế lƣu hồ sơ và các quyết định liên
quan về hoàn thuế.
* Quản lý hồ sơ ĐTNT
Công việc này do: Phòng Kê khai và kế toán thuế và bộ phận Lƣu trữ thuộc Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ thực hiện.
Phòng Kê khai và kế toán thuế lập và quản lý hồ sơ của ĐTNT, gồm: đăng ký thuế, thông báo thuế, các hồ sơ và quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế, biên bản kiểm tra, thanh tra, quyết định xử lý kiểm tra, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp... Sau 5 năm chuyển lên bộ phận Lƣu trữ thuộc Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ.