Nhận xét chung:

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 38 - 40)

II Sơ cấp nghề

2.2.2 Nhận xét chung:

1- Qua thực tiễn sự phát triển của nhà trường thể hiện trên các mặt hoạt động từ năm 2010 đã đánh giá chất lượng của “Dự án quy hoạch phát triển nhà trường đến năm 2015” đạt ở mức khá. Điều này đã được thừa nhận thông qua sự quan tâm đầu tư của các cấp ngành từ Trung ương tới địa phương (Dự án quy hoạch là cơ sở cho sự quan tâm đầu tư). Hiện nay sự quan tâm đầu tư đó càng được tăng cường trên nhiều mặt quan trọng quyết định tới tương lai của nhà trường;

2- Tác dụng và ý nghĩa của Dự án quy hoạch phát triển nhà trường:

- Nó là là kế sách trong giai đoạn đầu nhằm định hướng cho nhà trường hướng tới mục tiêu khởi tạo các nhiệm vụ của 1 trường trung cấp nghề (mở rộng

quy hoạch xây dựng trường, phát triển đào tạo, xây dựng bộ máy con người, tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị…), đặt nền móng cho trường cao đẳng nghề của tỉnh từ những năm 2015 trở đi;

- Là cơ sở để các cơ quan Nhà nước cấp trên ra các quyết định quan trọng việc đầu tư cho nhà trường, như: Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh TN phê duyệt đầu tư xây dựng mở rộng với tổng nguồn kinh phí đầu tư gần 400 tỷ đồng VN; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt đầu trọng điểm cho nhà trường từ năm 2011; các Quyết định của tỉnh TN đầu tư về nhân lực cho nhà trường hàng năm (bộ máy tổ chức, tuyển dụng giáo viên); quan trọng nữa là nhà trường được Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH giao nhiệm vụ đào tạo nghề theo “Đề án 1956/TTg đến năm 2020” đối với lao động nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên – là 1 trong 2 huyện được đầu tư “điểm” trong cả nước,…Qua đó nhà trường có căn cứ vững chắc trên lộ trình phát triển;

- Tác động tích cực tới nhận thức của mỗi thành viên nhà trường hiểu rõ “bước đi tương lai gần”, qua đó nâng cao ý thức xây dựng quy hoạch trường, tuy năng lực trong nhiệm vụ xây dựng “quy hoạch phát triển nhà trường” của họ còn hạn chế. Để họ thấy rõ nhu cầu phải xây dựng hoàn thành bản quy hoạch phát triển nhà trường cho các giai đoạn tiếp sau (tính cần thiết, tính khách quan, tính quy luật,…) và thấy rõ “quy hoạch phát triển nhà trường” liên quan tới chính cuộc sống của họ, do đó thúc đẩy họ phấn đấu hướng tới mục tiêu chung. Đặc biệt quan trọng đối với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường trong nhiệm vụ quản lý, tổ chức thực hiện, điều hành…mọi hoạt động của nhà trường;

- Tạo “chỗ đứng” trên địa bàn khu vực, đặc biệt tác dụng hữu hiệu trong nhiệm vụ tuyển sinh học nghề. Trong mấy năm qua nhà trường luôn dẫn đầu về kết quả tuyển sinh học nghề trong khối thi đua các trường nghề của tỉnh Thái Nguyên;

- Là cơ sở để nhà trường phối hợp thống nhất thực hiện tốt các nội dung mà chính bản quy hoạch phát triển đặt ra, tạo vị thế cho nhà trường trong sự phát triển chung của các trường đào tạo nghề trên địa bàn khu vực.

3- Chất lượng của Dự án quy hoạch phát triển nhà trường đến năm 2015 đạt được như trên, do:

- Dự án đã sát với thực tiễn khách quan về phát triển dạy nghề, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh Thái Nguyên, của huyện Phổ Yên và khu vực:

Đó là nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu giải quyết việc làm rất lớn, lao động làm việc trong nền kinh tế tăng tương đối nhanh. Hàng năm tỉnh Thái Nguyên cần giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động trong thời kỳ 2011÷ 2020.

Với huyện Phổ Yên-để trở thành thị xã công nghiệp của tỉnh vào năm 2015, cơ cấu lao động cần chuyển dịch đạt 65% sang cơng nghiệp, dịch vụ; trong đó phải đạt được 60% số LĐ qua đào tạo nghề;

- Phù hợp với quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 ÷ 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Có sự quan tâm đầu tư hàng năm của các cấp - ngành, từ trung ương tới địa phương;

- Đáp ứng nhu cầu học nghề trình độ trung cấp nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh. Người lao động được đào tạo nghề ở trình độ trung cấp nghề có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm, có khả năng tạo ra thu nhập cao hơn. Phù hợp với nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn khu vực;

- Sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ giáo viên…nhà trường trong những năm qua;

- Dự án được xây dựng đảm bảo tính phát triển bền vững, phù hợp với xu thế chung của thế giới, của khu vực trên lĩnh vực đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)