Mục tiêu thứ ba: Tăng quy mô, ngành nghề và loại hình đào tạo; phát triển chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp dạy họ

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 70 - 72)

IX Lập hồ sơ mời thầu và tổ

c. Mục tiêu thứ ba: Tăng quy mô, ngành nghề và loại hình đào tạo; phát triển chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp dạy họ

triển chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp dạy học.

- Từ kết quả nghiên cứu các yếu tố liên quan, đánh giá về môi trường và định hướng phát triển; trên cơ sở các nghề đã đào tạo, năng lực cơ sở vật chất sẵn có…, nhà trường xây dựng bảng đăng ký ngành nghề, quy mô đào tạo đến năm 2020

(xem Bảng 3.3).

- Khi trở thành trường cao đẳng nghề sẽ đào tạo cả 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Sẽ phải tiến hành tổng kết, đánh giá các yếu tố để xác định ngành nghề, quy mô đào tạo theo hướng đổi mới; xác định một số nghề mũi nhọn đi đơi với đa dạng hố loại hình đào tạo. Tăng quy mơ đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sẽ giảm quy mô dạy sơ cấp nghề.

- Thực hiện phương châm “Lấy ngắn nuôi dài”, tiếp tục phát triển một số nghề ngắn hạn là thế mạnh truyền thống của nhà trường. Tăng cường liên kết, phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng trường từng bước vững mạnh.

- Phát triển chương trình đào tạo phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học để người học chủ động trong quá trình tiếp cận tri thức và phát huy được tính sáng tạo, chủ động trong học tập; có khả năng tự tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm.

Việc phát triển chương trình đào tạo cần linh hoạt để tích hợp được các ý tưởng mới và bắt kịp những thay đổi nhanh chóng về thơng tin, về công nghệ, đáp ứng được nhu cầu của người học. Xây dựng chương trình đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề để tạo ra sản phẩm là nhân lực có năng lực nghề nghiệp và đa kỹ năng, nên khi xây dựng cần đặc biệt chú ý tới các yêu cầu của doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng LĐ. Trên cơ sở hệ thống chương trình khung do Bộ LĐ-TB&XH ban hành, cần phát triển các chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường cùng những đặc thù của khu vực. Sau từng năm học, rà soát lại chương trình đào tạo các nghề, kiểm tra năng lực mà người học phải thể hiện được; làm rõ các tiêu chí áp dụng trong đánh giá năng lực người học và đòi hỏi người học phải đáp ứng các tiêu chí đó; đồng thời nắm bắt thêm các thơng tin tham khảo, từ đó đề xuất việc điều chỉnh, bổ xung chương trình đào tạo. Nhìn chung, phát triển chương trình đào tạo cần được thiết kế đặc biệt nhằm phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết cho người học có thể đáp ứng yêu cầu thị trường LĐ. Chương trình đào tạo phải có trọng tâm - đó là những điều mà người học có thể vận dụng vào thực tế làm việc và tiếp tục phát triển sau đào tạo.

- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp “Dạy học tích cực”, theo quan điểm “Lấy người học làm trung tâm”, phát huy cao độ tinh thần tích cực chủ động sáng tạo của người học. Bằng nhiều phương pháp truyền đạt, hướng dẫn cho học sinh hiểu, nhớ và làm được các nội dung theo yêu cầu…Như vậy mới hoàn thành được mục tiêu đào tạo. Trong dạy nghề cần đặc biệt quan tâm

đến các phương pháp mang tính trực quan như sử dụng kỹ thuật mô phỏng, mơ hình, sử dụng phương tiện trong giảng dạy lý thuyết. Trong thực hành thực tập lại cần vừa rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, lại vừa phải rèn luyện ý thức kỷ luật, ý thức công nghiệp và tăng cơ hội cọ sát với thực tiễn đối với người học.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 70 - 72)