Các thách thức:

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 45 - 47)

II Sơ cấp nghề

d. Một số các hạn chế khác:

2.2.6 Các thách thức:

- Trước hết là những thách thức của tồn cầu hố: hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực vượt qua mới có thể tận dụng tốt các cơ hội phát triển. Nền kinh tế nước ta vừa yếu kém lạc hậu lại đang trong quá trình chuyển đổi từ mơ hình cũ sang kinh tế thị

trường, nên các rào cản và thách thức trong hội nhập kinh tế thế giới là rất lớn. Những thách thức chủ yếu là:

+ Nhận thức về hội nhập quốc tế cịn hạn chế: tồn cầu hóa và hội nhập là xu thế khách quan, nhưng nhận thức đúng và hiểu biết về hội nhập của chúng ta còn rất hạn chế. Sự chuẩn bị cho hội nhập thể hiện ở chiến lược phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn kém. Với các cơ sở dạy nghề, có lẽ mọi người cảm nghĩ “hội nhập” là của nhà nước, của doanh nghiệp,…chứ khơng phải việc của mình. Nhận thức hạn chế dẫn đến khơng chủ động nắm bắt cơ hội mà còn bị đẩy lùi, tụt hậu do các thách thức khác mang lại;

+ Hội nhập quốc tế là tham gia vào sân chơi chung có sự cạnh tranh bình đẳng: nước ta gặp khó khăn vì nền kinh tế chưa đủ năng lực cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực. Khả năng tài chính, trình độ cơng nghệ, năng lực quản lý, chất lượng nguồn nhân lực… đều chưa đủ mạnh đáp ứng với yêu cầu của “hội nhập”. Hội nhập cũng là một thách thức lớn đối với đội ngũ cán bộ thiếu kiến thức lại chưa quen đương đầu với thị trường “mở cửa”;

- Đào tạo nghề cũng phải chịu áp lực lớn khi hội nhập từ cả hai phía: một phía là địi hỏi ngày càng cao, đa dạng về chất lượng nguồn nhân lực từ các cơ sở sử dụng LĐ… trong khi năng lực đào tạo nghề (nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung chương trình…) cịn nhiều hạn chế; một phía là phải chịu sự canh tranh của các cơ sở đào tạo nghề của nước ngoài, của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi… mà rõ ràng họ đang nắm một số lợi thế hơn hẳn về năng lực dạy nghề của chúng ra.

- Cơng tác tuyển sinh ngày càng gặp khó khăn, kinh phí đào tạo nghề theo chỉ tiêu hàng năm cịn hạn chế. Nhà trường nằm ở khu vực phát triển sẽ có cơ hội thân thiện và hợp tác với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn để xây dựng thương hiệu ở một số nghề thông qua đào tạo. Tuy nhiên quan hệ giữa 3 nhà (Nhà nước-Nhà trường-Nhà doanh nghiệp) về dạy nghề còn nhiều điều phải xúc tiến;

- Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên phải đương đầu với một số thách thức: bị chia sẻ nguồn học sinh đầu vào do cơ chế xã hội hoá; sự tập trung nhiều cơ sở đào tạo trên địa bàn khu vực; sự chia sẻ kinh phí hỗ trợ dạy nghề (của ngân sách Nhà nước, dù còn hạn hẹp) cho nhiều cơ sở dạy nghề trên địa bàn theo chỉ tiêu hàng năm. Trong nhiều năm tỉnh Thái Nguyên được hỗ trợ kinh phí dạy nghề từ Trung ương là rất ít (so với nhiều tỉnh trong cả nước), nên khó khăn chung là phải chi thường xun lớn trong khi học phí khơng thể thu cao, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh. Nhà trường nằm ở khu vực có nền kinh tế phát triển sẽ có cơ hội để thu thập và sử lý thơng tin về thị trường và thị trường lao động, sẽ thuận lợi gắn kết-hợp tác với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn để xây dựng thương hiệu một số nghề thông qua chất lượng đào tạo, tuy nhiên do trường cịn non trẻ nên khơng ít thách thức về năng lực đào tạo nghề. Cùng địa bàn có nhiều trường, cơ sở dạy nghề của các bộ-ngành đã có bề dày 40÷50 năm, có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên khá mạnh, vị trí thuận lợi lại được đầu tư rất lớn (Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Đức, Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Luyện kim, Trường Cao đẳng Cơng nghệ và Kinh tế công nghiệp,...). Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên tuy được sự quan tâm của Tỉnh, của Bộ, nhưng đầu tư cịn ít về cơ sở vật chất, chưa có điều kiện huy động tốt các nguồn lực… nên sẽ chậm bắt nhịp với thị trường. Đây cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển của nhà trường trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)