Mục tiêu thứ hai: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, phù

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 68 - 70)

IX Lập hồ sơ mời thầu và tổ

b. Mục tiêu thứ hai: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, phù

hợp với yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới.

- Muốn vậy cần phải xây dựng cơ sở đào tạo đảm bảo môi trường sư phạm; đáp ứng được mọi điều kiện phục vụ dạy nghề; là nơi để học sinh học tập, rèn luyện, phát triển trí tuệ, đạo đức, thể chất… một cách tồn diện; đủ điều kiện cho thực hành thực tập, kết hợp với sản xuất-dịch vụ. Đó là:

+ Nhanh chóng triển khai xây dựng các cơng trình hạ tầng kĩ thuật theo Dự án đã được phê duyệt (gồm giảng đường, nhà lớp học, nhà thực hành, thư viện, hội trường, ký túc xá học sinh, các công trình phục vụ giáo dục thể chất, ...;

+ Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ đào tạo, đặc biệt là xưởng thực hành, thực tập, phịng thí nghiệm, sách trong thư viện... Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo dạy nghề.

- Các giải pháp thực hiện quy hoạch cho mục tiêu chuyên biệt thứ 2 là:

Tổ chức thực hiện Dự án đầu tư xây dựng trường giai đoạn 2011 ÷ 2020, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản gần 400 tỷ đồng, gồm các hạng mục cơng trình của quy mơ 1 trường cao đẳng nghề (giai đoạn đầu là trường trung cấp nghề):

+ Xây dựng (XD) mới 01 hội trường 600 chỗ, diện tích xây dựng 900 m2; + XD ký túc xá quy mơ 100 phịng ở, tổng diện tích XD là 3500 m2 sàn; + XD giảng đường quy mơ 16 phịng học, tổng diện tích XD 2400 m2 sàn; + XD mới 4800 m2 XD các nhà xưởng thực hành và sản xuất;

+ XD mới 01 nhà ở cán bộ giáo viên với tổng diện tích XD là 1200 m2; + XD mới 01 thư viện với tổng diện tích XD là 350 m2;

+ Quy hoạch tổng thể khu ở nội trú cho học sinh kết hợp xây dựng các cơng trình phục vụ giáo dục thể chất, nhà đa năng, khu thể thao (sân bóng đá, bể bơi…) và cảnh quan mơi trường trên diện tích đất 20.000 m2

của nhà trường; khi xây dựng xong, đủ điều kiện cho 3.000 học sinh ở nội trú.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ dạy nghề. Vì với dạy nghề nhu cầu về trang thiết bị, phương tiện rất lớn. Thông thường nhu cầu đều vượt rất xa khả năng đáp ứng của Nhà nước và của các cơ sở, nhất là những trang thiết bị công nghệ cao với nhiều chi phí cho vận hành, bảo dưỡng sửa chữa. Trong đào tạo nghề, kiến thức và kỹ năng của người học phụ thuộc rất cao vào năng lực của trang thiết bị. Nhà trường đã xây dựng nội dung chương trình và từng bước đầu tư trang thiết bị cho các nghề đào tạo; trong đó đặc biệt chú trọng các nghề trọng điểm. Do mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng nên giải pháp đầu tư trang thiết bị luôn là một vấn đề lớn cần

có sự tháo gỡ mang tính hệ thống, lâu dài và được cụ thể hoá bằng những giải pháp sau: + Sử dụng có hiệu quả cao nhất các trang thiết bị, phương tiện hiện có;

+ Hàng năm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia;

+ Phát triển năng lực đào tạo nghề từ các nguồn vốn khác theo hướng đảm bảo yêu cầu vừa hiện đại, vừa thiết thực và ưu tiên cho các nghề mũi nhọn;

+ Từng bước tăng cường đầu tư nghiên cứu và sản xuất trang thiết bị, phương tiện dạy nghề tự tạo, trang thiết bị dạng mơ hình và mơ phỏng;

+ Tăng cường liên kết với các trung tâm về khoa học-công nghệ, các cơ sở sản xuất và các cơ sở bạn...trong việc tham quan, thực hành thực tập của học sinh học nghề. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ đạt nhiều mục đích như giảm đầu tư, học sinh có điều kiện cọ sát nhiều hơn với thực tiễn sản xuất và công nghệ. Dự kiến giai đoạn 2011÷ 2020 đầu tư trang thiết bị dạy nghề khoảng 150 tỷ đồng. Ngồi ra, tích cực sử dụng mọi nguồn lực khác có thể. Giai đoạn 2015÷ 2020 sẽ tiếp tục đầu tư mọi mặt theo tiêu chí trường cao đẳng nghề.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 68 - 70)