IX Lập hồ sơ mời thầu và tổ
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN:
1. KẾT LUẬN:
1- Quy hoạch là kế hoạch được đặt ra với một tổ chức, có sự thống nhất của cơ quan quản lý, thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. “Quy hoạch phát triển” giúp cho tổ chức định rõ hướng đi, xác định các ưu tiên nội tại trên cơ sở phân tích chúng, quyết định hợp lý để đạt được mục đích.
Bản chất của nó là sự gợi mở q trình phản ánh thực trạng và hoạch định chú trọng tới tương lai; vào việc xác định các mục tiêu, các chiến lược cần thiết để đạt được các mục tiêu đó trên cơ sở các nguồn lực sẵn có để định ra một kế hoạch tổng thể, phương hướng dài hạn và phân bổ nguồn lực nhằm giúp cho tổ chức (nhà trường) đạt tới các mục tiêu đề ra.
Đặc điểm nổi bật của “quy hoạch phát triển” là sự tường minh toàn bộ các nội dung thuộc 2 yếu tố quan trọng nhất là xác định sứ mạng, mục tiêu và chiến lược đạt mục tiêu đó. “Quy hoạch phát triển” có tác dụng hướng đích nhằm xác định chính xác chúng ta muốn đến đâu và đến đó như thế nào.
Cơ sở khoa học và thực tiễn của “quy hoạch phát triển” nhà trường là phục vụ cho sự đầu tư kiến tạo nhà trường, trên toàn bộ nội dung đựơc đặt ra (phát triển đào tạo, xây dựng bộ máy, nhân sự, cơ sở vật chất…). Ở đó mọi thành viên đều phấn đấu cho mục tiêu chung.
Đối tượng sử dụng “quy hoạch phát triển” là con người trong tổ chức nhà trường, gồm: Cấp uỷ đảng, Ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh-sinh viên. Việc sử dụng như thế nào là do sự chỉ đạo từ các cơ quan quản lý cấp trên đến bản thân nhà trường, thông qua các thể chế quản lý, sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo… Theo thời gian thực hiện quy hoạch sẽ đánh giá năng lực của nhà trường. Sự đánh giá đó cũng xuất phát từ khách quan từ dư luận xã hội, khi kết quả đào tạo ra sản phẩm là người học.
Ý nghĩa quan trọng của “quy hoạch phát triển” là phương pháp luận, tư duy khoa học của con người, là kế sách dài lâu nhằm định hướng cho nhà trường hướng
tới tương lai. Có tác dụng to lớn đối với giáo dục-đào tạo nói chung và với nhà trường nói riêng. Từ đó tạo cho các thành viên trong nhà trường làm việc có kế hoạch và khoa học, có được cái nhìn chiến lược lâu dài, lạc quan cuộc sống. Đó chính là u cầu nằm trong 4 khâu đột phá của đổi mới quản lý giáo dục đến năm 2020 mà Chính phủ đã chỉ đạo (Hồn chỉnh quy hoạch các cấp học và dạy nghề;
Thực hiện phân cấp trong quản lý; Hoàn chỉnh cơ chế quản lý nhà nước, tăng cường tính tự chủ cho cơ sở giáo dục-đào tạo; Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các nhà trường).
2- Quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển Trường TCN Nam Thái Nguyên đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm là:
- Ưu điểm: Trước hết đã định hướng cho nhà trường thực hiện trên mọi mặt của kế hoạch quy hoạch; tạo sự nhận thức tốt tới mọi thành viên nhà trường hướng tới tương lai, tạo niềm lạc quan kích thích q trình rèn luyện phấn đấu của họ; có tác dụng to lớn làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư xây dựng nhà trường từ các cấp-ngành; nâng cao vị thế xã hội của nhà trường…
- Một số hạn chế: năng lực xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường còn giới hạn, nhận thức của một số thành viên chậm đổi mới, tư duy hạn hẹp; sự phối hợp với các cơ quan chun mơn của tỉnh cịn chưa đồng bộ, đặc biệt phần lập Dự án đầu tư quy hoạch mở rộng trường phải “làm đi làm lại”; một số nội dung đầu tư còn chậm so với tiến độ thực hiện do khó khăn chung của nền kinh tế; việc thực hiện các nội dung quy hoạch cịn những bất cập, khơng đúng sát với quy trình đã hoạch định…
- Bài học kinh nghiệm:
+ Thứ nhất: quy hoạch phát triển mở rộng nhà trường còn vướng mắc trong việc lựa chọn địa điểm, liên quan từ cấp tỉnh đến cơ sở. Việc thực hiện các hạng mục trong quy hoạch xây dựng còn những bất cập về quy trình thực hiện lập quy hoạch. Đây là bài học về quá trình lựa chọn địa điểm và xây dựng quy hoạch mở rộng trường;
+ Thứ hai: công tác thực hiện đầu tư cho các nội dung bản quy hoạch cịn gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân; đặc biệt trong cơng tác giải phóng mặt bằng quy hoạch mở rộng trường;
+ Thứ ba: xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn chậm, chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển đào tạo nghề;
+ Thứ tư: tuy nhiên phải nhấn mạnh sự giúp đỡ nhiều mặt của các cấp ngành từ TƯ đến địa phương trong công tác dạy nghề. Sự thống nhất chỉ đạo của Ban giám hiệu và nỗ lực của toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường. Một bài học quan trọng là thường xuyên đúc rút kinh nghiệm, không ngừng đổi mới trong quản lý và tổ chức dạy nghề. Vấn đề này đã tác dụng tốt đến nhiệm vụ xây dựng và thực hiện quy hoạch.
3- Các vấn đề liên quan về quy hoạch, những nội dung trọng tâm của bản quy hoạch phát triển nhà trường: các đặc điểm, tính chất, về mục tiêu, nội dung chính và các phương pháp lập quy hoạch, các giải pháp thực hiện mục tiêu… đã nêu rõ trong chương 1 và chương 3. Qua đó thấy rõ tác dụng, hiệu quả của xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển đối với nhà trường: “Quy hoạch phát triển Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên giai đoạn 2011÷ 2020” sẽ làm cho nhà trường ý thức được những thay đổi ở môi trường bên ngồi và tạo năng lực đương đầu có hiệu quả với những thay đổi đó. “Quy hoạch phát triển” làm cho các bộ phận, mọi thành viên của nhà trường ý thức được mục tiêu chung, cùng hướng tới tương lai; tạo điều kiện cho tổ chức đánh giá khả năng của mình mà phối hợp hoạt động để đạt được mục tiêu, tầm nhìn chung đó; đồng thời để tổ chức đánh giá ý nghĩa của đường lối hành động đã cam kết, tạo cơ hội lôi kéo mọi người tham gia vào xây dựng và triển khai những quyết định nhằm tới tương lai của nhà trường. Hơn nữa “quy hoạch phát triển” để nâng cao kết quả hoạt động của tổ chức; xây dựng môi trường hoạt động chung mà ở đó mọi thành viên cùng hướng đích; cung cấp cho tổ chức một “khung mẫu” để đánh giá kết quả hoạt động của mình, lơi cuốn tất cả các cấp quản lý tham gia vào các giai đoạn xây dựng và thực thi nhiệm vụ.
đẳng nghề có uy tín của tỉnh Thái Ngun và khu vực trung du-miền núi phía bắc, có mơi trường sư phạm tốt và thân thiện với các cơ sở sản xuất, dịch vụ. Có đủ năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng với các trường, cơ sở dạy nghề trong cả nước. Một số ngành nghề mũi nhọn và đặc thù của trường sẽ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tổ chức kinh tế của cả trong lẫn ngoài nước, trong điều kiện nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những ngành nghề mũi nhọn sẽ làm nên thương hiệu của nhà trường trong một môi trường vừa hợp tác chặt chẽ vừa cạnh tranh gay gắt. Nhà trường sẽ có điều kiện thực hiện tốt hơn trách nhiệm với xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao do nhà trường cung cấp tiếp tục góp phần tích cực vào cơng cuộc phát triển kinh tế xã hội, quá trình CNH-HĐH đất nước.
Các mục tiêu chuyên biệt cùng quy hoạch cần thực hiện, các giải pháp và từng bước đi sẽ được nhìn nhận nghiêm túc, toàn trường cùng một quyết tâm cao tạo thành thế và lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Trong q trình đó sẽ phân tích các yếu tố thực tiễn một cách khoa học, nhìn nhận thơng qua đo lường sự tiến triển của các kế hoạch thực hiện; kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn trên cơ sở nhất quán về mục tiêu.
“Quy hoạch phát triển” mà luận văn đã trình bày mang tính chất đặc thù của Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, và có những nét chung của hệ thống các trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng để tìm ra các giải pháp, mục tiêu…tạo hướng phát triển tốt hơn. Điều này luận văn còn hạn chế.
Đối chiếu với mục tiêu, yêu cầu, nội dung… cần nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian, do trình độ và thực tiễn của học viên cịn hạn chế, nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Học viên kính mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy-cô, các chuyên gia, các đồng nghiệp. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường trung cấp nghề mới được thành lập trên phạm vi cả nước.