Các quy hoạch xây dựng phát triển liên quan khác: Được quan tâm đồng

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 82 - 86)

IX Lập hồ sơ mời thầu và tổ

d, Các quy hoạch xây dựng phát triển liên quan khác: Được quan tâm đồng

thời các kế hoạch chiến lược nêu trên, theo lộ trình thời gian được chia ra từng giai đoạn trong tổng của 10 năm từ 2011 đến 2020 (Kế hoạch phát triển tài chính, về tổ chức – quản lý,...).

3.3.5 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các nội dung chính trong quy hoạch phát triển: trong quy hoạch phát triển:

Trong những năm qua, để thực hiện công tác đào tạo nghề và phát triển nhà trường thì cơng tác lập kế hoạch cũng đã từng bước phát triển và đã giữ một vai trò quan trọng trong quản lý. Song hầu hết các kế hoạch đều dừng ở mức độ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong một thời gian ngắn. Nhà trường đã thực hiện xây dựng một số kế hoạch dài hạn như “Đề án quy hoạch phát triển giai đoạn 2010÷2015” và Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề giai đoạn 2010÷2015” nhưng có thể coi đó là những kế hoạch thuộc loại “Phụ thuộc ngân sách và Dự đốn tương lai”. Để có quy hoạch phát triển với ý nghĩa thống nhất, đánh giá hiện trạng, xác định mục tiêu và phương thức hành động hướng tới tương lai; tập hợp được lực lượng bên trong, ứng phó được với thách thức từ bên ngồi và rèn luyện được đội ngũ… cịn mới lạ đối với nhà trường (tính đến thời điểm nửa đầu năm 2011). Từ nghiên cứu lý luận với nhìn nhận thực tế, bản thân nhận thức tầm quan trọng của cơng tác kế hoạch nói chung và đặc biệt là “quy hoạch phát triển” cho cơ sở mình quản lý, đã có những hoạt động tích

cực mang tính chuẩn bị cho “quy hoạch phát triển”. Đầu tiên là sự chuẩn bị về nhận thức; đây là yếu tố rất quan trọng. Phải tác động làm sao để từ cấp lãnh đạo cao nhất của tổ chức đến mọi thành viên hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của “quy hoạch phát triển”. Thấy rõ “quy hoạch phát triển” liên quan trực tiếp đến vận mệnh của tổ chức, đến quyền lợi của từng thành viên…từ đó xây dựng nên ý thức cùng trách nhiệm với tổ chức, cùng nhìn tới tương lai của nhà trường. Thực tế là một việc khó, song đã thành cơng bước ban đầu. Nhà trường đã tiến hành việc chuẩn bị này thông qua hoạt động chuyên môn, các phiếu điều tra lấy ý kiến cán bộ giáo viên; trong hội thảo, diễn đàn của Cơng đồn, Đồn thanh niên. Căn cứ vào định hướng của Tổng cục Dạy nghề- Bộ LĐ-TB&XH và lãnh đạo tỉnh TN về việc nhà trường phải trở thành trường cao đẳng nghề, và sẽ xây dựng “Đề án thành lập Trường Cao đẳng nghề Nam Thái Nguyên” vào khoảng năm 2015. Trước đó phải xây dựng hoàn thành trung cấp nghề. Nên suốt nửa đầu năm 2011, thông qua việc xây dựng Đề án này kết hợp sử dụng một số phương pháp, một số hoạt động đan xen…kết quả đạt được là Ban giàm hiệu, các thành viên chủ chốt như cán bộ phịng Đào tạo, trưởng-phó các phịng, khoa và Ban chấp hành Cơng đồn, Đồn thanh niên đã tiếp cận phần nào với “công nghệ” xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển nhà trường. Qua hệ thống các phiếu hỏi và các tham luận về tự đánh giá hiện trạng, về tương lai mong muốn, về tổ chức biên chế, về phương hướng phát triển, cơ chế quản lý tài chính ...có thể nói tổ chức đã bước đầu sẵn sàng với công tác lập kế hoạch quy hoạch phát triển cho chính mình.

Các tun bố về sứ mạng và tầm nhìn, đặc biệt là mơ hình tổ chức biên chế, quy mơ đào tạo…của nhà trường đã được sự tham gia xây dựng nhiệt tình đầy trách nhiệm của các thành viên chủ chốt. Nội dung của “quy hoạch phát triển” nhà trường 10 năm tới cũng được đa số các thành viên chủ chốt tham gia.

Các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện từ năm 2011 đến hết năm 2013 là:

- Xây dựng hoàn thành Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, tạo đà cùng các yếu tố “cần và đủ” đối với một trường cao đẳng nghề;

- Tổ chức bộ máy: trình bày ở trên (Sơ đồ 3.1), trong đó đặc biệt quan tâm bố trí nhân sự ở các vị trí chủ chốt và lực lượng nòng cốt ở các bộ phận; đảm bảo các tiêu chí theo quy định, tương đối ổn định lâu dài, phát huy được sức mạnh của tổ chức…là xây dựng bộ khung tổ chức biên chế của nhà trường. Đồng thời thực hiện tốt Điều lệ, các Quy đinh, Quy chế hoạt động;

- Xây dựng đội ngũ giáo viên: căn cứ bảng đăng ký ngành nghề, quy mô đào tạo và tiêu chuẩn đội ngũ giáo viên dạy nghề theo Luật Dạy nghề 2006. Nhà trường cần tuyển chọn đủ về số lượng, đúng vể tiêu chuẩn của GV; lưu ý GV cơ hữu trong các nghề đào tạo phải có đủ trình độ, năng lực. Đồng thời các khoa, tổ bộ môn phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên của ngành mình cho các năm tiếp theo;

- Xây dựng và ban hành chương trình: tập trung xây dựng, ban hành các chương trình trung cấp nghề thực hiện từ năm 2011, theo Quyết định số 01/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 4/1/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề. Đầu tư đủ giáo trình, tài liệu tham khảo cho các nghề đã đăng ký và có kế hoạch xây dựng chương trình các nghề tiếp theo, đào tạo cho những năm sau;

- Đảm bảo cơ sở vật chất cho đào tạo: phát huy mọi điều kiện để đảm bảo đúng, đủ, kịp thời vật chất phục vụ đào tạo các nghề trung cấp, nhằm đạt chất lượng dạy học ngay từ kỳ đầu khoá đầu. Muốn vậy cần làm tốt từ khâu kế hoạch đầu khố học, sau đó là khâu hiệp đồng bảo đảm, kiểm tra kiểm sốt trong q trình thực hiện nội dung chương trình đào tạo;

- Chuẩn bị kế hoạch về tài chính, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, báo cáo đầu tư “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” và một số kế hoạch khác cho các bước quy hoạch phát triển tiếp theo;

- “Lấy ngắn nuôi dài”, tiếp tục đào tạo sơ cấp nghề, gồm nhiều nghề trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…và huy động mọi nguồn lực tài chính để

đổi mới phương tiện, củng cố hệ thống trang thiết bị dạy nghề; tăng lưu lượng đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo dà cho sự phát triển lâu dài.

Nội dung chính của “quy hoạch phát triển” nhà trường đã được thông qua Cấp uỷ đảng, Ban giám hiệu, các thành viên chủ chốt… với sự nhất trí cao.

Như vậy có thể khẳng định “Quy hoạch phát triển Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên đến năm 2020” hồn tồn có ý nghĩa thực tiễn. Các nội dung trong “quy hoạch phát triển” đang được triển khai trên thực tế và những thông số, các mốc và chỉ tiêu đề ra hồn tồn có tính khả thi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

“Quy hoạch phát triển Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên giai đoạn 2011÷ 2020” trình bày trên đây được xây dựng cơ trên cơ sở thực tế, từ nơi mà bản thân học viên đang trọng trách. Từ yêu cầu nội dung của “quy hoạch phát triển”; bản “quy hoạch phát triển” này đã và đang được áp dụng vào thực tiễn. Trong đó nâng cao chất lượng đội ngũ và cơ sở vật chất-trang thiết bị dạy nghề được quan tâm trước tiên; tiến hành đồng thời các nội dung khác. Đối với mỗi nội dung của “quy hoạch phát triển” đều có các yêu cầu và điều kiện kèm theo, để “quy hoạch phát triển” mang tính khả thi và tính thực tế cao cần sự tập trung thực hiện các mục tiêu cụ thể đã vạch ra.

Việc lập “Quy hoạch phát triển Trường TCN Nam Thái Nguyên giai đoạn 2011÷ 2020” cần phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, khơng coi nhẹ nội dung nào. Trên lộ trình thực hiện, các giải pháp, mục tiêu trong đó đều có sự gắn bó mật thiết với nhau; thực hiện tốt các nội dung này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thực thi các nội dung tiếp theo. Phát huy nội lực, tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, Ngành, địa phương…để xác định chính xác, thực hiện hiệu quả các nội dung; tránh khuynh hướng chủ quan, nóng vội, kéo dài thời gian không cần thiết. Quyết tâm phấn đấu đưa nhà trường ngang tầm nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)