Nội dung cơ bản của quy hoạch phát triển nhà trường:

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 59 - 63)

IX Lập hồ sơ mời thầu và tổ

b. Nội dung cơ bản của quy hoạch phát triển nhà trường:

Nội dung chủ yếu của bản quy hoạch phát triển gồm 5 phần: Hiện trạng phát triển; Dự báo nhu cầu; Quy hoạch phát triển và định hướng; Cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện; Tổ chức thực hiện.

Một số nội dung cơ bản của bản quy hoạch phát triển nhà trường đến năm 2020, đó là:

- Trên cơ sở các nội dung của bản quy hoạch giai đoạn 2010 đến 2015, phát triển đến năm 2020 (về quy mô tuyển sinh trung cấp nghề và cao đẳng nghề, cả số lượng và lưu lượng hàng năm, giảm số lượng và lưu lượng học sinh sơ cấp nghề);

- Gia tăng biên chế cán bộ - giáo viên 1 cách thích hợp. Cơ cấu tổ chức gồm Ban giám hiệu, 11 đơn vị trực thuộc, phát triển thêm Trung tâm liên kết đào tạo, giới thiệu việc làm – XKLĐ và các tổ chức sản xuất - dịch vụ có thể;

- Tăng quy mơ tuyển sinh và nâng cao đào tạo các nghề có thương hiệu;

- Đến năm 2020 phấn đấu hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật trường cao đẳng nghề theo quy hoạch;

- Tiếp tục đầu tư về trang thiết bị dạy nghề;

- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt và tổ chức thực hiện theo tiến độ.

3.2 SỨ MẠNG VÀ TẦM NHÌN

Dựa vào cơ sở lý luận ở Chương 1, cơ sở thực tiễn ở Chương 2, căn cứ vào thực tế của nhà trường, dự báo về quy hoạch phát triển như sau:

3.2.1 Sứ mạng của Trƣờng Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên:

Sứ mạng của nhà trường là tuyên bố cam kết chính thức với xã hội về những gì nhà trường đang nỗ lực đạt tới, là một tuyên bố về mục tiêu, định hướng hoạt động và phát triển của nhà trường. Thông qua nghiên cứu lý luận, phân tích đánh giá thực tiễn; thơng qua ý kiến xây dựng của các thành viên chủ chốt và tổ chức hội thảo trong toàn trường. Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên xác định và tuyên bố sứ mạng như sau:

Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên là địa chỉ tin cậy, là chỗ dựa vững chắc trong lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động phía nam tỉnh TN, nhân dân các dân tộc, các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo và người lao động trên địa bàn, đặc biệt đối với huyện Phổ Yên trong chuyển đổi cơ cấu lao động đến năm 2015 phát triển thành thị xã công nghiệp. Chất lượng đào tạo nghề ở hai cấp trình độ sơ cấp và trung cấp đi cùng với các chính sách trợ giúp trong quá trình đào tạo và tìm kiếm việc làm sau đào tạo của nhà trường sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học và cung cấp nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, năng lực cho phát triển kinh tế xã hội, xố đói giảm nghèo... trên địa bàn khu vực.

3.2.2 Tầm nhìn đến năm 2020 của Trƣờng TCN Nam Thái Nguyên:

mối liên hệ chặt chẽ với sứ mạng, được xây dựng trên cơ sở kết quả phân tích thực tiễn, các dự báo tương lai của tổ chức và mơi trường của nó. Tầm nhìn mang tính lạc quan và khích lệ các thành viên của tổ chức hướng tới tương lai tốt đẹp mà khơng q lệ thuộc vào tình hình thực tại. Trường TCN Nam Thái Nguyên thống nhất xác định tầm nhìn đến năm 2020 như sau:

Là trường cao đẳng nghề của tỉnh Thái Ngun có uy tín trong khu vực, có

mơi trường sư phạm tốt và thân thiện với các cơ sở sản xuất-kinh doanh, dịch vụ. Có đủ năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng với các trường, cơ sở dạy nghề trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh TN. Một số ngành nghề mũi nhọn và đặc thù của nhà trường đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ cở sản xuất, dịch vụ của cả trong lẫn ngoài nước (khối ASEAN) trong điều kiện nền kinh tế nước nhà hoà nhập hoàn toàn với kinh tế thế giới. Những ngành nghề mũi nhọn sẽ làm nên thương hiệu của nhà trường trong một môi trường vừa hợp tác chặt chẽ vừa cạnh tranh gay gắt. Nhà trường sẽ có điều kiện thực hiện tốt hơn trách nhiệm với xã hội, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sẽ tiếp tục góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt góp phần vào nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu lao động của huyện Phổ Yên phát triển thành thị xã công nghiệp của tỉnh từ năm 2015.

3.3 MỤC TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 ÷ 2020 NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 ÷ 2020

3.3.1 Các lĩnh vực hoạt động chủ chốt của nhà trƣờng:

Nội dung này được xác định là những vấn đề căn bản cần sự tập trung cho việc lập quy hoạch. Đó là những lĩnh vực mà nhà trường nhất thiết phải đạt được nếu muốn tiến tới sự thành cơng. Xác định chúng một cách có hiệu quả nhằm tập trung sự chú ý và nỗ lực của mọi thành viên vào những lĩnh vực quan trọng nhất đó.

Nhà trường đứng chân trên địa bàn quan trọng, rộng lớn phía nam tỉnh TN (huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh từ năm 2008): sự phát triển KT-XH đang ở bước khởi đầu của quá trình CNH-HĐH; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đang thay đổi

theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ; dân số chủ yếu vẫn ở khu vực nông nghiệp, nông thơn…Nhà trường xác định có vai trị quan trọng và trách nhiệm nặng nề trước Nhà nước và xã hội trong việc đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, có tay nghề cho sự phát triển KT-XH. Bên cạnh những khó khăn phải vượt qua cũng có nhiều thuận lợi, vận hội để phát triển. Với bản lĩnh và kinh nghiệm, trên cơ sở phân tích khoa học thực tiễn, thận trọng trong từng bước đi tới tương lai, nhà trường đã tuyên bố sứ mạng của mình và cam kết với xã hội. Để thực hiện sứ mạng vẻ vang đó và đi đến tầm nhìn trong tương lai, xác định và ưu tiên các lĩnh vực hoạt động chủ chốt sau:

1 - Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ngang tầm nhiệm vụ.

2 - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, trang thiết bị nhằm đáp ứng tốt nhất cho đào tạo nghề.

3 - Tăng quy mơ, loại hình đào tạo đi đơi với nâng cao chất lượng đào tạo. Xây dựng thương hiệu của trường thông qua một số nghành nghề mũi nhọn.

4 - Kết hợp dạy nghề với sản xuất, dạy nghề với giải quyết việc làm (trong và ngoài nước).

5 - Tăng cường quản lý, không ngừng nâng cao hiệu quả đào tạo nghề.

3.3.2 Các mục tiêu và giải pháp:

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và định hướng quy hoạch phát triển, nhà trường xác định mục tiêu chung như sau:

1- Đào tạo người LĐ có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; có ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp; có sức khoẻ… để họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn-nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

2- Phấn đấu trở thành trường cao đẳng nghề của tỉnh TN, đào tạo nghề có chất lượng, khơng ngừng nâng cao uy tín với xã hội.

3- Mục tiêu là dạy nghề ba cấp trình độ: cao đẳng, trung cấp và sơ cấp (trong giai đoạn đầu, phối hợp dạy cao đẳng nghề). Xây dựng một số nghề mũi nhọn có

chất lượng đào tạo ngang tầm khu vực. Luôn nâng cao chất lượng dạy nghề; gắn với việc làm, với sản xuất. Đối tượng là đông đảo lực lượng LĐ xã hội. Đào tạo trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề nhằm trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năng sử dụng tốt các thiết bị cơng nghệ tiên tiến, đảm nhận được công việc phức tạp; đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn, các khu chế xuất, khu cơng nghiệp, các dây chuyền sản xuất có trình độ cơng nghệ cao, các lĩnh vực sản xuất u cầu trình độ chun mơn cao. Đạt trình độ lành nghề (cả trong khối ASEAN). Đào tạo ở trình độ sơ cấp nghề để trang bị cho người học kỹ năng nghề nghiệp nhất định, đạt trình độ bán lành nghề, phổ cập nghề cho người LĐ nhằm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm. Tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế ở địa phương, vùng nơng thơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu LĐ theo hướng CNH-HĐH nền kinh tế. Đặc biệt với huyện Phổ Yên để huyện phát triển thành thị xã công nghiệp của tỉnh TN từ năm 2015.

Để thực hiện được mục tiêu chung, nhà trường xác định các mục tiêu cụ thể cùng các giải pháp thực hiện như sau:

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 59 - 63)