Các phương pháp lập quy hoạch phát triển nhà trường:

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 53 - 55)

II Sơ cấp nghề

b. Các phương pháp lập quy hoạch phát triển nhà trường:

* Phương pháp 1: Tổ chức tập huấn về kĩ năng lập “quy hoạch phát triển” đối với cán bộ - giáo viên nhà trường:

- Mục tiêu: 100% cán bộ quản lí, giáo viên được tập huấn. Mọi người hiểu rõ về

bản chất, thực trạng, yêu cầu,... việc lập quy hoạch phát triển nhà trường;

- Nội dung phương pháp:

+ Tập huấn theo nhóm: Tổ chức thành 2 nhóm là: Nhóm 1 gồm các giáo viên chuyên trách (21 GV) và Nhóm 2 gồm các cán bộ quản lý kiêm nhiệm GV bộ môn (19 CB). Trong đó việc lập “quy hoạch phát triển nhà trường đến 2020” của 2 nhóm có trọng tâm khác nhau. Nhóm 1 chú trọng nhiệm vụ phát triển đào tạo nghề, phát triển đội ngũ GV,...; Nhóm 2 có trọng tâm phát triển cơ sở vật chất, công tác tổ chức quản lý,...;

+ Chuẩn bị các phương tiện công tác tập huấn một cách chu đáo tới từng cán bộ, giáo viên (giấy, bút, mẫu biểu, các điều kiện CSVC liên quan khác...) để mọi người đủ điều kiện tham gia vào lộ trình quy hoạch phát triển nhà trường;

+ Phỏng vấn CB-GV về kĩ năng lập “quy hoạch phát triển” (với từng cán bộ, giáo viên, từng nhóm). Phỏng vấn về nhận thức, các sáng kiến cá nhân...;

+ Quan sát, tổng hợp kết quả từ các nhóm, lập thành bản “quy hoạch phát triển nhà trường đến 2020”. Trong đó chia ra từng giai đoạn, từng năm theo lộ trình quy hoạch phát triển. Vai trò của Lãnh đạo nhà trường làm trọng tâm;

- Kết quả sản phẩm: 100% cán bộ quản lí, giáo viên nắm bắt rõ, hồn thành

tốt nhiệm vụ được giao...;

- Kết luận, đánh giá: điểm nổi bật của phương pháp là mọi cán bộ quản lí,

giáo viên nhà trường đã hiểu và nhận thức tốt, hoàn thành nhiệm vụ lập “Quy hoạch phát triển nhà trường đến năm 2020”.

* Phương pháp 2: Lựa chọn ưu tiên (các mặt chính xây dựng nhà trường: Công tác quản lý, tổ chức; Công tác xây dựng đội ngũ; Phát triển đào tạo nghề; Phát triển cơ sở vật chất; Phát triển tài chính).

- Mục tiêu: hồn thành “Quy hoạch phát triển nhà trường đến năm 2020”;

- Nội dung phương pháp:

+ Xác định rõ vai trị, tầm quan trọng của các nội dung chính nêu trên;

+ Các giai đoạn quy hoạch phát triển đối với từng nội dung chính của phương pháp “Lựa chọn ưu tiên”;

- Kết quả, đánh giá: điểm nổi bật của phương pháp là tìm ra phương án tối

ưu của lập quy hoạch phát triển nhà trường.

* Phương pháp 3: Tổng kết kinh nghiệm dạy nghề trong 5 năm (2006 ÷ 2010). Trong đó chú trọng dạy nghề gắn với việc làm của người LĐ trên lộ trình phát triển chung liên quan tới quy hoạch phát triền nhà trường.

- Mục tiêu: hoàn thành “Quy hoạch phát triển nhà trường đến 2020”; - Nội dung phương pháp:

+ Vai trò, tầm quan trọng của tổng kết kinh nghiệm dạy nghề trong 5 năm;

+ Nêu tổng quát nhiệm vụ dạy nghề 5 năm qua (2006 ÷ 2010): tổ chức chỉ đạo tốt kế hoạch dạy nghề (cả sơ cấp nghề và trung cấp nghề), thực hiện vượt mức kế hoạch tỉnh giao hàng năm ; chất lượng đào tạo từng bước được ổn định và nâng cao; gắn việc dạy nghề với giải quyết việc làm. Từ đó người lao động tham gia học nghề ngày một tăng, góp phần tích cực vào chỉ tiêu giải quyết việc làm cho địa phương và toàn ngành;

căn cứ để hoàn thành “Quy hoạch phát triển nhà trường đến 2020”; đó là:

1- Có sự giúp đỡ nhiều mặt của các cấp các ngành từ Trung ương đến các địa phương trong công tác dạy nghề; sự quan tâm lãnh chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ- HĐND-UBND huyện Phổ Yên, của Sở LĐ-TB&XH tỉnh TN;

2- Tập trung tốt sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền cơ sở, các ban ngành đoàn thể… trong việc tuyên truyền tới người LĐ về học nghề, giải quyết việc làm trong giai đoạn cách mạng hiện nay;

3- Sự thống nhất chỉ đạo của Ban giám hiệu và nỗ lực của toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường. Một bài học quan trọng là thường xuyên đúc rút kinh nghiệm, không ngừng đổi mới trong quản lý và tổ chức đào tạo nghề;

4- Sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị liên quan tới dạy nghề, giải quyết mối quan hệ giữa 3 nhà: Nhà nước-Nhà trường-Nhà doanh nghiệp;

5- Đồng thời phát huy đạt hiệu quả đáng kể trong việc thu hút đầu tư của một số tổ chức trong- ngoài nước, cùng các chương trình Dự án hỗ trợ đào tạo nghề của Trung ương và địa phương đối với nhà trường từ trước đến nay;

6- Trong những thời điểm khó khăn (ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu, ...), biết tìm thời cơ… để mở các lớp nghề phù hợp với yêu cầu xã hội.

3.1.2 Các bƣớc và nội dung quy hoạch phát triển nhà trƣờng:

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)