Mục tiêu thứ nhất: Xây dựng hoàn thành trường trung cấp nghề vào năm

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 63 - 68)

IX Lập hồ sơ mời thầu và tổ

a. Mục tiêu thứ nhất: Xây dựng hoàn thành trường trung cấp nghề vào năm

2013, nâng cấp lên trường cao đẳng nghề từ năm 2015 trở đi. Xây dựng khung tổ chức biên chế phù hợp và đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ. Xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh và đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo chuyên nghiệp.

Thực hiện tốt Điều lệ nhà trường, Nội quy quy định và Quy chế chi tiêu nội bộ. Trên cơ sở tổ chức biên chế, kết quả phân tích-đánh giá hiện trạng cùng quy hoạch phát triển nhà trường. Cấp uỷ đảng, Ban giám hiệu, các thành viên nhà trường thống nhất xây dựng khung tổ chức biên chế (Sơ đồ 3.1).

Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, tồn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nịng cốt, có vai trị quan trọng... Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước” (Trích Chỉ thị số

40/CT-TƯ của Ban bí thư Trung ương đảng ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục).

Để tạo sự tiến bộ về chất lượng giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới chương trình và phương pháp dạy học thì phát triển đội ngũ nhà giáo là 1 trong những giải pháp trọng tâm, phải xây dựng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường về kiến thức, kỹ năng quản lý và phẩm chất đạo đức, lối sống.

Mục tiêu phải đủ đội ngũ giáo viên theo chuẩn quy định để đào tạo các nghề trung cấp, sơ cấp với lưu lượng tăng hàng năm. Đảm bảo tỷ lệ 15HS/ 1GV vào năm 2013, trình độ của giáo viên phải đảm bảo theo luật định. Đến năm 2015 đội ngũ phải có đủ các tiêu chí quy định đối với trường cao đẳng nghề.

Với mục tiêu đề ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chiến lược, đó là:

* Tuyển dụng giáo viên có trình độ đạt chuẩn, cán bộ quản lý đào tạo có kinh nghiệm và chun mơn vững:

- Về đội ngũ giáo viên: dựa trên ngành nghề, quy mô đào tạo và các số liệu dự báo sự phát triển để lập kế hoạch tuyển dụng GV. Xây dựng bộ tiêu chuẩn tuyển chọn, phấn đấu đạt tỷ lệ 15 HS/01 GV vào năm 2013;

Các tiêu trí đối với GV dự tuyển gồm có:

+ Giáo viên dạy nghề phải đạt những tiêu chuẩn được quy định tại khoản 2, Điều 70 Luật Giáo dục năm 2005;

Sơ đồ 3.1 Tổ chức biên chế của Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên:

Bảng 3.2 Biểu biên chế đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đến 2015:

TT Nội dung Tổng Thạc Sỹ Đại học Đẳng Cao Trung cấp

Thợ bậc cao

1 Ban Giám hiệu 3 3

2 Phòng Đào tạo 4 4

3 Phòng Tổ chức-HC-TH 4 3 1

4 Ph. Kế hoạch-Tài chính 4 2 2

5 Phịng Cơng tác HS-SV 3 1 2

6 Phòng Kĩ thuật vật tư 4 1 3

7 Khoa May và Thời trang 12 6 5 1

8 Khoa Điện 14 4 7 3

9 Khoa cơ khí-CNTT 12 2 8 2

10 Khoa Xây dựng 10 8 2

11 Khoa Văn hố-Lí thuyết cơ sở 10 5 5 12 Trung tâm GTVL và XKLĐ 6 1 2 1 2 13 Tổng cộng 86 26 44 6 10 TT GTVL- XKLĐ Kh May, Thời trang Kh.Văn hoá - LTCS Phịng Quản lí vật tư Khoa Xây dựng Phịng Đào tạo Phịng TC-Hành chính-TH Phịng Cơng tác HS-SV Phịng Kế hoạch-Tài chính

Khoa Điện Khoa Cơ khí- CNTT

+ Trình độ chuẩn của của GV dự tuyển phải đảm bảo: GV dạy lý thuyết trình độ cao đẳng, trung cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; GV dạy thực hành phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao. GV dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên; GV dạy thực hành phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;

+ Ưu tiên các đối tượng có trình độ và thâm niên trong lĩnh vực dạy nghề, có khả năng tốt về tin học, ngoại ngữ, sư phạm và năng lực thực hành.

Tuyển dụng theo hai phương thức: thi tuyển và xét tuyển theo quy định:

+ Tuyển chọn những người hiện đang làm công tác giảng dạy nếu đáp ứng được yêu cầu của nhà trường, đặc biệt chú ý tuyển những GV giỏi về các chuyên ngành nhà trường đang đào tạo;

+ Tuyển chọn những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học, bồi dưỡng thành GV của trường. Liên hệ với các cơ sở có đào tạo các ngành tương ứng với nhà trường để lựa chọn GV. Khuyến khích GV học tập và tự học tập, ưu tiên tuyển chọn những người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ;

+ Tuyển dụng những cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ có tay nghề hoặc có trình độ cao, bồi dưỡng phương pháp sư phạm để trở thành cán bộ giảng dạy, đặc biệt là các nghề đào tạo cần nhiều kỹ năng thực hành;

+ Hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu để mời các giảng viên có trình độ cao, giảng dạy giỏi về giảng dạy tại trường với các chính sách và chế độ ưu đãi.

- Đối với cán bộ quản lý đào tạo: đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong trường về kiến thức và kỹ năng quản lý. Điều chỉnh, sắp xếp lại theo yêu cầu của từng giai đoạn, phù hợp với năng lực, phẩm chất của từng người. Tuyển dụng cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm bổ xung cho nhà trường. Nguồn tuyển dụng các cán bộ quản lý đào tạo là những người đang làm

cơng tác quản lý có hiệu quả ở các cơ sở đào tạo hoặc những người đã từng làm công tác quản lý đào tạo.

* Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý:

- Trước hết phải xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV và cán bộ quản lý là công tác quan trọng, thường xuyên của nhà trường. Đối với GV dạy nghề, hàng năm cần thực hiện bồi dưỡng theo các loại hình sau:

+ Bồi dưỡng chuẩn hố GV chưa đạt trình độ chuẩn. Nội dung bồi dưỡng chuẩn hoá tập trung vào kiến thức, kỹ năng chuyên môn; nghiệp vụ sư phạm; ngoại ngữ; tin học và những vấn đề khác mà tiêu chuẩn quy định;

+ Bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả GV. Tập trung vào các nội dung: nhận thức tư tưởng chính trị, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; các quy định về dạy nghề, kiến thức chuyên môn, những tiến bộ khoa học- công nghệ mới; kỹ năng nghề; phương pháp giảng dạy, phương pháp xây dựng chương trình và sử dụng phương tiện dạy học mới ...;

+ Bồi dưỡng nâng cao cho GV đã đạt chuẩn, tuỳ theo yêu cầu của nghề nghiệp, nhiệm vụ được phân công hoặc chuẩn chức danh cao hơn. Chú ý các nội dung nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực thực hành, năng lực thích ứng với những thay đổi của môi trường, của thị trường.

- Phương thức tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV và cán bộ quản lý cần rất linh hoạt, tổ chức theo nhiều hình thức, ở nhiều thời điểm khác nhau; trên quan điểm khoa học, thiết thực, hiệu quả. Có thể sử dụng các hình thức sau:

+ Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; + Bồi dưỡng chuyên đề;

+ Tham quan, nghiên cứu, khảo sát thực tế; + Hội thảo khoa học;

+ Thực tập nâng cao tay nghề;

- Để tổ chức và quản lý tốt công tác đào tạo, nhà trường cần có kế hoạch cử cán bộ, GV cơ hữu đi học về bồi dưỡng nghiệp vụ, quan tâm việc xây dựng chương trình giáo dục và ứng dụng những công nghệ mới vào công tác giáo dục - đào tạo. Khuyến khích và tạo điều kiện cho GV được tiếp cận với những tri thức và các thành tựu khoa học-công nghệ mới của thế giới. Chú trọng bổ sung GV cho các ngành nghề mới. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% GV cơ hữu của trường có trình độ đào tạo theo quy định và được trang bị những kiến thức về phương pháp sư phạm và công nghệ mới.

* Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách thích hợp để xây dựng và ổn định đội ngũ GV và cán bộ quản lý đào tạo:

- Có chế độ lương và thu nhập thoả đáng cho GV, cán bộ quản lý đào tạo; tạo điều kiện để họ gắn kết lâu dài với nhà trường;

- Xây dựng cơ chế làm việc thích hợp để GV, cán bộ quản lý đào tạo có cơ hội nâng cao trình độ, tham gia nghiên cứu khoa học và cải thiện đời sống. Tạo cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho các thành viên của trường;

- Phân cấp quản lý giữa các phòng, ban với các khoa, tổ bộ môn và phân định trách nhiệm rõ ràng;

- Trang bị các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho quản lý đào tạo như hoàn thiện các phần mềm quản lý, tăng cường khai thác hệ thống thông tin qua mạng;

- Xây dựng môi trường làm việc hiện đại; xây dựng văn hoá tổ chức để mọi người tiến tới những vấn đề mà nhà trường đã tuyên bố trong sứ mạng.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)