Giải pháp đối với người lao động

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 88 - 107)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Giải pháp đối với người lao động

Điểm yếu nhất của lực lượng lao động tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của cả nước nói chung đó là chất lượng lao động chưa cao. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả công tác XKLĐ và hoàn thiện công tác quản lý hoạt động này cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, chủ động tìm hiểu công việc và thị trường XKLĐ phù hợp với năng lực của bản thân. Liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp XKLĐ hoặc chính quyền địa phương để nắm bắt các thông tin liên quan đến thị trường, công việc, điều kiện sống, làm việc và thu nhập..., nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng ký với doanh nghiệp XKLĐ, chủ sử dụng lao động để quyết định việc đi làm việc ở nước ngoài của mình.

Thứ hai,nâng cao trình độ học vấn thông qua việc tích cực học tập rèn luyện trong các nhà trường. Hệ thống giáo dục không chỉ rèn luyện và trau dồi học vấn, kiến thức cho người lao động mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cũng như nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho người lao động. Do đó không chỉ Nhà nước cần quan tâm chú ý tới công tác này mà bản thân người lao động cũng cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc học tập rèn luyện của bản thân mình. Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp thông qua các lớp học tiếng nước ngoài và các chương trình đào tạo - giáo dục định hướng của các đơn vị XKLĐ tổ chức

Thứ ba, chủ động nâng cao tay nghề của mình bằng việc tham gia học nghề một cách bài bản phù hợp với nhu cầu lao động của nước tiếp nhận. Không chờ các doanh nghiệp tới tuyển dụng hay Nhà nước ban hành chính sách thì người lao động mới bắt đầu đi học mà người lao động cần phải chủ động tham gia vào các khoá đào tạo nghề này để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân mình, chuẩn bị cho việc đăng ký tuyển mộ, tuyển chọn đi lao động xuất khẩu. Cần tích cực học ngôn ngữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nước tiếp nhận, rèn luyện sức khỏe, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, trang bị kiến thức về xã hội, văn hóa pháp luật, phong tục tập quán, cách sống tự lập, tự quản tài chính và thu nhập, tự bảo vệ bản thân khi sống và làm việc xa tổ quốc.

Thứ tư, tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật liên quan đến các khoản phí đóng trước khi đi, nghiên cứu kỹ các khoản phí mà doanh nghiệp XKLĐ đưa ra nhằm phát hiện các khoản chi phí bất hợp lý, cương quyết không nộp các khoản phí này, đồng thời thông báo cho các cơ quan chức năng biết để có hướng xử lý đối với doanh nghiệp vi phạm.

Thứ năm, thực hiện nghiêm chỉnh nội dung của hợp đồng đã ký, khi có phát sinh mâu thuẫn tìm cách giải quyết có hiệu quả, nếu không được thì yêu cầu hỗ trợ từ doanh nghiệp XKLĐ hoặc Đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài. Người LĐ cần tránh các hành động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật nước tiếp nhận; nghiêm cấm tự ý phá vỡ hợp đồng ra ngoài sống và làm việc bất hợp pháp làm mất trật tự an ninh xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của cộng đồng LĐ Việt Nam.

Thứ sáu, thường xuyên liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại và cơ quan đại diện hoặc người quản lý của doanh nghiệp XKLĐ của mình để khi cần thiết có thể giúp mình giải quyết những tranh chấp hoặc sự cố xảy ra.

Khi ở nước ngoài, người lao động phải luôn luôn có ý thức làm việc và chấp hành quy định của chủ sử dụng lao động, Ngoài ra, người lao động phải luôn luôn chấp hành tốt pháp luật và quy định của nước sở tại về người lao động nước ngoài cũng như các công ước quốc tế, …Do vậy, tìm hiểu kỹ về những thủ tục cần thiết để chuẩn bị, tránh tự gây ra cho mình những phiền phức không đáng có và để đảm bảo tính hợp pháp cho việc đi XKLĐ của mình.

Sau khi XKLĐ trở về địa phương, trước hết người lao động phải thực hiện tốt nghĩa vụ khai báo, làm thủ tục cần thiết với cơ quan quản lý nhà nước để nhập cảnh trở về quê hương. Về với gia đình, người lao động cần phải tích cực tìm kiếm việc làm cho bản thân và sử dụng hợp lý khoản thu nhập mà bản thân dành dụm được trong thời gian lao động ở nước ngoài. Tích cực tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Xuất khẩu lao động là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù là một lĩnh vực kinh tế non trẻ, nhưng XKLĐ đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh và đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo cho địa phương. Tuy nhiên, kết quả XKLĐ đạt được trong những năm qua còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng của tỉnh nhà. Nguyên nhân hạn chế có nhiều trong đó có công tác quản lý XKLĐ của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập và ảnh hưởng trên nhiều mặt kinh tế, xã hội, uy tín của đội ngũ lao động xuất khẩu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề xuất khẩu lao động vẫn là nội dung hết sức cần thiết và luôn có tính thời sự cao.

Để giải quyết được các mục tiêu và nội dung đặt ra của luận văn tác giả đã cố gắng đi sâu nghiên cứu và kết quả đã góp phần làm rõ một số vấn đề sau:

1. Khi nghiên cứu XKLĐ cần thiết phải đi sâu phân tích các khía cạnh lý luận chủ yếu của nội dung này: Từ khái niệm, vai trò đến nội dung của hoạt động này. Dù đã và đang tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về XKLĐ, song luận văn đã chỉ rõ đây là một hoạt động khá phổ biến và được nhiều quốc gia, nhất là những nước kém phát triển. Vì thế, thực tế đã minh chứng vai trò hết sức quan trọng của XKLĐ: đối với nước có lao động xuất khẩu, nước tiếp nhận, cả cộng đồng và cá nhân người lao động...

2. Khi nghiên cứu vấn đề XKLĐ không thể không xem xét kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương. Thực tế, Philippinies, Indonesia và Thái Lan là những nước đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực XKLĐ. Ở Việt Nam đã có nhiều địa phương, trong đó có Hà Tĩnh là tỉnh có khá nhiều xã đạt được nhiều kết quả trong việc thực hiện XKLĐ. Kinh nghiệm của các nước trên và của Hà Tĩnh đã cho chúng ta nhiều bài học tham khảo tốt để học hỏi vận dung nhất là với tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Để hiểu biết đầy đủ hơn về hoạt động XKLĐ ở Vĩnh Phúc cần phải hiểu rõ thực tế của tỉnh. Vì thế, luận văn đi sâu phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ xã hội của tỉnh để nắm bắt đầy đủ hơn các lợi thế, hạn chế từ đó giúp đánh giá về các chính sách và hoạt động XKLĐ của Vĩnh Phúc. Các đặc điểm chủ yếu, thành tựu kinh tế-xã hội của Vĩnh Phúc đã được phân tích mô xẻ khá đầy đủ và đưa ra các nhận xét khá toàn diện và chân thực.

4. Luận văn đi sâu phân tích thực trạng XKLĐ của Vĩnh Phúc thời gian qua trên nhiều góc độ: Quy mô, đối tương, hiệu quả...Từ đó đưa ra các nhận xét đanh giá giúp nhận diện rõ hơn về thực trạng XKLĐ của tỉnh. Dù chưa thật đầy đủ, song ở mức độ nhất định bức tranh XKLĐ được khái quát, đánh giá và là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy công tác XKLĐ của Vĩnh Phúc hiện nay và trong thời gian tới.

5. Luận văn đã luận giải và đề xuất nhiều giải pháp đối với tỉnh, các ban ngành, doanh nghiệp và cá nhân người tham gia XKLĐ. Thiết nghĩ đây là những ý kiến cá nhân với hy vọng đóng góp vào việc thúc đẩy XKLĐ của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và XKLĐ của nước ta nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Trần Xuân Cầu và PGS. TS Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. PGS.TS Đoàn Minh Duệ (2010), Xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh-Thực trạng và Giải pháp đến năm 2010, NXB Nghệ An.

3. PSG.TS Nguyễn Duy Dũng (2009), Đề tài độc lập cấp nhà nước người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài: thực trạng và giải pháp đến năm 2020, Bộ KHCN-Bộ GD&ĐT Hà Nội.

4. TS Trần Thị Thu (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, NXB Lao động - Xã hội.

5. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2010, 2011, 2012), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, NXB Thống kê.

6. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020; Quy hoạch phát triển đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Vĩnh Phúc.

7. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2012), Báo cáo hội nghị việc làm và xuất khẩu lao động, Hà Nội.

8. Bộ Luật Lao động (sửa đổi bổ sung năm 2002, năm 2006, năm 2007) và Bộ luật lao động năm 2012 (2012), Nhà xuất bản Lao động -Xã hội, Hà Nội.

9. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (2007), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

10. Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ LĐTB và XH (năm 2012 và năm 2013),

Bản tin việc làm ngoài nước, số 1,2,3,4 năm 2012 và 1,2,3 năm 2013.

11. Hiệp hội Xuât khẩu lao động Việt Nam (năm 2012), Bản tin lao động và việc làm ngoài nước, số 50.

12. Nghị định số 370/HĐBT ngày 09/11/1991, Quy chế về đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

13. Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 14. Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ về quản lý lao

động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

15. Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

16. http://www.vinhphuc.gov.vn. 17. http://www.molisa.gov.vn. 18. http://www.dolab.gov.vn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHỤ LỤC

Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013

Stt Tên doanh nghiệp Địa chỉ Số điện thoại Số Fax

1 Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực Quốc tế POLIMEX

Tầng 2, nhà số 6, lô 4B, đường Trung Yên 1, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

04.37690028 04.37690016

2 Công ty Cổ phần phát triển Quốc tế Việt Thắng (VTC CORP)

KM 103 Quốc lộ 5 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đông Hải 1, quận Hải An, TP Hải Phòng

031.3979379 031.3979479

3 Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động Thương mại và Du lịch (TTLC)

Số nhà 50/125 đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

0435658980 0435658983

4 Trung tâm Xuất khẩu lao động và dịch vụ Petromanning chi nhánh Công ty Cổ phần phát triển nguồn nhân lực và dịch vụ dầu khí Việt Nam

Số 2104B toàn nhà Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội 0435379627 5 Công ty Cổ phần Nhân lực Thuận Thảo

Lô B2 - BT5 khu đô thị Mỹ Đình II, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội 04.37868890 6 Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác Quốc tế Thăng Long Số 172 đường Nguyễn Ngọc Nại, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Stt Tên doanh nghiệp Địa chỉ Số điện thoại Số Fax

7 Công ty Cổ phần Du lịch và Xuất nhập khẩu Vĩnh Phúc (VITOURCO) Số 69 Lý Bôn, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 02113861132 02113862008

8 Công ty Đào tạo nghề, XKLĐ - Chi nhánh Tổng Công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp Quốc phòng

Số 16/92 đường Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

0436500778 0436501846

9 Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Thăng Long Số 1068 Phố Mới, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 02413775347 02413775348 10 Công ty Cổ phần Nhân lực Quốc tế Việt (VILACO) Nhà 16B TT10, Khu đô thị Văn Quán, phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội 0433545233 0433545234 11 Chi nhánh Công ty Cổ phần Việt Hà - Hà tĩnh tại Hà Nội Xóm 1, Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội 0437950800 0437950803 12 Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ kỹ thuật và xuất khẩu lao động TECHSIMEX

Tầng 2-3 tòa nhà VCCI, số 9 phố Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

04.38524422

13 Công ty Cổ phần Dịch vụ Nhân lực Toàn cầu (Gmas)

Số 50 Sầm Sơn, phường 4, quận Tân Bình, TP HCM;

08.54490805 08.38428879

14 Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực và Thương mại Vietcom

phòng 6 tầng 3 số 18 Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội 04.37716812 04.37714410

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Stt Tên doanh nghiệp Địa chỉ Số điện thoại Số Fax

15 Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long

Số 41 phố Lê Hồng Phong, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội 04.37342669 04.37342670 16 Công ty Cổ phần Simco Sông Đà Tòa nhà SIMCO Sông Đà, Tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 0435520402 0435520401 17 Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA) thuộc Bộ Lao động- TB&XH

34 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 049763093 049741334 049741420 18 Công ty Cổ phần Nhân lực Quốc tế và Thương mại Sông Hồng Số 70 phố An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội

0437172718 04.37172718

19 Chi nhánh Công ty Cổ phần hữu nghị Bắc Giang tại Hải Phòng

Số 859 đại lộ Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng 031.527089 20 Công ty Cổ phần Phát triển dịch vụ C.E.O Tầng 5 tháp CEO, lô HH2-1, khu đô thị Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội 0437856926 0437856926 21 Tổng Công ty Phát triển phát thanh truyền hình thông tin Đài tiếng nói Việt Nam (EMICO) Số 5A phố Thi Sách, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 0439784271 0439784755

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Stt Tên doanh nghiệp Địa chỉ Số điện thoại Số Fax

22 Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế

Số 69 Tuệ Tĩnh, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 04.39785555 04.39785999 23 Công ty Cổ phần máy - Thiết bị dầu khí Số 8 Tràng Thi, phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

04.38253703 04.38254050

24 Công ty Cổ phần Phát triển Quốc tế IDC

P901B tòa nhà Licogi 13, đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân,

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 88 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)