5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Lao động việc làm, thất nghiệp
3.2.2.1. Lao động - Việc làm
Nhìn vào bảng số liệu 3.4 dưới đây có thể thấy Vĩnh Phúc có lợi thế về số lượng lao động nhưng chất lượng lao động còn rất hạn chế. Đại bộ phận lao động của tỉnh là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo về kỹ năng và tay nghề, số lao động đã qua đào tạo lại chủ yếu tập trung ở thành thị. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao, cụ thể là 283.305 người (chiếm 54,5% tổng số lao động có việc làm). Điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh yếu, người lao động không đảm bảo yêu cầu về chất lượng lao động của bên nhập khẩu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lao động được ra nước ngoài làm việc thấp, số lao động phải về nước trước thời hạn tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả XKLĐ của Vĩnh Phúc.
Tính chung cả tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động Tỷ lệ lao động qua đào tạo: tăng từ 16% năm 2000 lên 25% năm 2005, năm 2012 đạt 59%, trong đó: tỷ lệ đã qua đào tạo nghề tăng từ lên 43,6%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học tăng từ 5,29% năng 2008 tăng lên 6,42% năm 2012. Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động tỉnh Vĩnh Phúc cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Nhóm lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên chiếm 3,41% năm 2008 và ngày càng có xu hướng tăng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.4. Lao động phân theo trình độ đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2008 2009 2010 2011 2012
I. TỔNG SỐ (người) 617.289 618.269 635.961 637.698 636.370 Phân theo trình độ đào tạo
1. Chưa qua đào tạo 315.661 305.943 302.123 292.193 283.305 2. Sơ cấp nghề 77.570 80.412 89.849 91.436 94.820 3. Công nhân kỹ thuật không bằng 127.598 131.022 141.638 146.651 149.441 4. Trung cấp nghề 35.604 38.186 37.265 36.677 35.972
5. Cao đẳng nghề 6.201 6.247 6.257 7.266 7.279
6. Trung cấp chuyên nghiệp 22.031 22.402 23.207 24.176 24.682
7. Cao đẳng 11.243 12.070 12.646 14.795 14.778
8. Đại học 21.021 21.624 22.601 24.100 25.674
9. Trên đại học 360 363 375 404 419
II. CƠ CẤU (%) 100 100 100 100 100
1. Chưa qua đào tạo 51,13 49,48 47,51 45,82 44,52
2. Sơ cấp nghề 12,57 13,01 14,13 14,34 14,9
3. Công nhân kỹ thuật không bằng 20,67 21,19 22,27 23 23,48
4. Trung cấp nghề 5,77 6,18 5,86 5,75 5,65
5. Cao đẳng nghề 1 1,01 0,98 1,14 1,14
6. Trung cấp chuyên nghiệp 3,57 3,62 3,65 3,79 3,89
7. Cao đẳng 1,82 1,95 1,99 2,32 2,32
8. Đại học 3,41 3,5 3,55 3,78 4,03
9. Trên đại học 0,06 0,06 0,06 0,06 0,07
(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc)
Cơ cấu trình độ chuyên môn của nhân lực còn bất cập. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học - lao động có trình độ trung cấp, chuyên nghiệp - lao động có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật của Vĩnh Phúc năm 2012 là 1 : 1,1 : 3,5. Tỷ lệ tối ưu nên ở mức 1 - 4 - 10.
3.2.2.2. Thất nghiệp
Năm 2012, lực lượng lao động của tỉnh là 636.370 người. Số lao động thất nghiệp của tỉnh chiếm 1,35% tổng số lực lượng lao động tương ứng với 8.583 người. Trong đó, Huyện Tam Dương là đơn vị có số lao động thất nghiệp thấp nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trong tỉnh, chỉ có 206 người chiếm 2,4% số lao động thất nghiệp toàn tỉnh. Sau đó huyện Yên Lạc có số lao động thất nghiệp là 303 người chiếm 3,53% số lao động thất nghiệp toàn tỉnh. Thành phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên là hai đơn vị hành chính phát triển của tỉnh, song số lao động thất nghiệp lại chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể là, thành phố Vĩnh Yên với 630 người chiếm 7,34% và Thị xã Phúc Yên với 1.257 người chiếm 14,65%. Vấn đề đặt ra đối với từng địa phương là làm thế nào để tạo việc làm cho số lao động thất nghiệp nói trên. Vì vậy, XKLĐ là một giải pháp hiệu quả sẽ tạo công ăn việc làm cho số lao động đó.