Chỉ tiêu về kinh tế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 37 - 39)

5. Bố cục của luận văn

2.3.1. Chỉ tiêu về kinh tế

2.3.1.1. Thu nhập đối với người lao động

Người lao động đi XKLĐ có việc làm ổn định và có thu nhập. Mức thu nhập của người lao động đi XKLĐ đánh gia hiệu quả trong công tác XKLĐ. Nhờ có thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhập cao, đời sống của người lao động xuất khẩu cũng như gia đình họ được cải thiện. Số tiền người lao động gửi về nước được tái đầu tư, tạo thêm việc làm trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

2.3.1.2. Hiệu quả đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động đối với các DN XKLĐ thể hiện thông qua doanh thu, lợi nhuận, việc làm mà XKLĐ mang lại hàng năm.

a) Hiệu quả kinh tế doanh thu, lợi nhuận

Theo quy định tiền quản lý của DN XKLĐ được phép thu từ người lao động với mức tối đa 1,5 tháng lương cơ bản/1 năm làm việc đối với LĐ thuyền viên, sỹ quan trên tàu viễn dương và 1 tháng lương cơ bản/1 năm làm việc đối với các lao động khác. Căn cứ vào mức thu trên, khi số lượng người LĐ đi xuất cảnh nhiều thì đồng nghĩa vơi việc DN có nguồn thu lớn, lợi nhuận cao.

b) Thương hiệu

Đối với DN hoạt động XKLĐ tạo được uy tín với các đối tác và với người lao động từ đó việc hợp tác tiếp nhận lao động của đối tác sẽ tăng, người lao động khi tham gia XKLĐ sẽ đến doanh nghiệp nhiều hơn. Như vậy, DN tạo được vị thế và thương hiệu trên thị trường lao động quốc tế cũng như trong nước.

2.3.1.3. Đối với Nhà nước và xã hội a) Nộp ngân sách

Khi có nhiều DN tham gia hoạt động XKLĐ thì các khoản đóng góp vào thuế và các khoản ngoại tệ người lao động gửi về gia đình góp tăng ngân sách cho nhà nước.

b) Việc làm

Phát triển hoạt động XKLĐ tăng lên, đồng nghĩa với việc sẽ có đông người lao động tham XKLĐ. Do vậy, làm giảm áp lực tạo việc làm trong nước, tỷ lệ thất nghiệp giảm, số lao động khi đi XKLĐ trở về sẽ là nguồn lao động cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá của đất nước.

c) Hiệu ứng xã hội, chất lượng nguồn nhân lực

Hoạt động XKLĐ đem lại đó là tạo nên một động lực mạnh mẽ với sự tham gia của một đội ngũ doanh nghiệp dồi dào, Nhà nước và người dân cùng hợp tác để có được một sự biến đổi căn bản trong chất lượng lao động ở Việt Nam. Chỉ có sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cọ xát, cạnh tranh trên thị trường thế giới, chỉ có lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, trực tiếp cho người lao động và cho doanh nghiệp mới có thể huy động được lực lượng toàn xã hội tham gia đầu tư cùng Nhà nước để cải thiện chất lượng lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 37 - 39)