Giải pháp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 81 - 88)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

- Về công tác tạo nguồn và tuyển chọn lao động đi XKLĐ

Muốn xuất khẩu được lao động có chất lượng cao ra nước ngoài, khâu đầu tiên có tính quyết định là tuyển chọn đúng, có nghĩa là tuyển chọn được người có trình độ phù hợp với yêu cầu công việc của chủ sử dụng cần thuê, đúng với nguyện vọng của bản thân người lao động. Muốn vậy, cần xác định rõ tiêu chuẩn tuyển chọn lao động cho từng loại công việc, từng ngành nghề và theo yêu cầu của từng thị trường, tìm kiếm vào tạo nguồn lao động cho xuất khẩu và tiếp đến là thiết lập quy trình tuyển chọn và áp dụng các phương pháp tuyển chọn khoa học, thích ứng để tuyển chọn lao động phù hợp nhất với yêu cầu công việc.

- Xác định rõ tiêu chuẩn tuyển chọn lao động xuất khẩu:

Trước khi tuyển chọn cần hiểu rõ quy định, các tiêu chuẩn. Thông thường gồm các tiêu chuẩn:

+ Trình độ học vấn: chuẩn mực này nhằm xác định khả năng tiếp thu của lao động. Thông thường, người có trình độ học vấn hết bậc trung học phổ thông có khả năng tiếp thu cao hơn người học hết bậc trung học cơ sở.

+ Tiêu chuẩn sức khỏe: chiều cao, cân nặng, tình hình bệnh tật, thể trạng và yêu cầu riêng của nghề.

+ Chuẩn mực nghề nghiệp: chuẩn mực này bao gồm trình độ tay nghề và thâm niêm nghề nghiệp.

+ Chuẩn mực phẩm chất đạo đức: đây là chuẩn mực nhằm xác định rõ nhân thân của lao động. Người lao động có phẩm chất đạo đức tốt khi gặp những khó khăn trong công việc, họ sẽ vững vàng tìm cách vượt qua. Họ có ý thức kỷ luật tốt, có trách nhiệm cộng đồng cao.

- Về công tác tìm kiếm và tạo nguồn lao động cho xuất khẩu:

Tiếp tực đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết doanh nghiệp XKLĐ và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng nhu cầu thị trường. Công khai địa chỉ trụ sở, giấy đăng ký kinh doanh, mời cán bộ chính quyền địa phương thăm doanh nghiệp, thăm cơ sở đào tạo để tạo niềm tin cho địa phương, làm tốt hơn nữa công tác tạo nguồn cho doanh nghiệp. Tăng cường mối quan hệ nhiều mặt với các địa phương. Đầu tư có trọng điểm chiều sâu dể xây dựng nguồn tại một số địa phương nòng cốt,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đồng thời xây dựng các nguồn mới tại các địa phương khác theo chiều rộng. Xây dựng chiến lược, kế hoạch quảng cáo của doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ của doanh nghiệp đến tận tay người dân bằng nhiều hình thức: qua loa đài, thông báo, tổ chức đợt phát hành tờ rơi, quảng cáo qua truyền thanh truyền hình địa phương.

Cần thường xuyên liên hệ với địa phương trong giải quyết các vấn đề phát sinh, triển khai sơ kết đánh giá kết quả tạo nguồn, rút kinh nghiệm những vướng mắc, nghiên cứu các giải pháp của đơn vị bạn đã làm tốt. Xây dựng các điều khoản quy chế tạo nguồn rõ ràng hợp lý, gắn một phần trách nhiệm tạo nguồn cho doanh nghiệp của các tổ chức, cá nhân. Xây dựng chế độ tài chính trong tạo nguồn hấp dẫn cũng như chặt chẽ vừa kích thích được tổ chức, cá nhân vừa buộc họ có trách nhiệm với chất lượng tạo nguồn của mình. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên cho doanh nghiệp nhiều hơn, có chính sách nhất quán, đãi ngộ phù hợp với đối tượng này, tạo điều kiện, phương tiện thiết yếu cho họ, bảo đảm một phần thu nhập ổn định cho đối tượng này bên cạnh việc chi trả theo số lượng, chất lượng nguồn mà họ cung cấp cho doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế kiểm tra hoạt động tạo nguồn cho doanh nghiệp.

Xu thế tất yếu của XKLĐ trong thời gian tới là tăng dần tỷ trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao và chuyên gia. Do vậy, các doanh nghiệp XKLĐ cần có bước đi trước:

+ Nghiên cứu chuẩn bị hình thành nguồn có chuyên môn kỹ thuật và chuyên gia trong các doanh nghiệp, xí nghiệp, công xưởng. Liên hệ thường xuyên với các trung tâm đào tạo nghề, các trường có chỉ tiêu đào tạo XKLĐ trên đia bàn tỉnh. Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết giữa các trường trung học, cao đẳng, đại học để tạo nguồn lao động xuất khẩu cho tương lai của doanh nghiệp. Tiếp tục mở rộng và phát triển các mối liên hệ với hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm của các hiệp hội, đoàn thể, địa phương có uy tín cao trong xã hội.

+ Tăng cường tuyển chọn LĐXK bằng việc thành lập ban tạo nguồn LĐXK nhằm nhiệm vụ xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến dịch hay kế hoạch tạo nguồn, tăng cường mối liên hệ với các cơ sở, đơn vị có khả năng cung cấp lao động, tập huấn cho cán bộ cơ sở tham gia công tác tuyển chọn, hướng dẫn người lao động kê khai hồ sơ, phối hợp chặt chẽ với các ban chỉ đạo XKLĐ của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Xây dựng quy trình tuyển chọn khoa học nhằm tiết kiệm kinh phí cho tuyển chọn, đồng thời chọn được người đúng việc, đúng thời gian là một giải pháp đột phá có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động quản lý XKLĐ sau này. Bên cạnh đó, đối với những lao động được chọn từ nông thôn để đào tạo, sau mỗi khóa đào tạo nên tổ chức các đợt thi sát hạch để xem xét lao động có đủ điều kiện để đi làm việc ở nước ngoài hay không, việc phải kiểm tra sát hạch vào cuối kỳ học sẽ làm cho người lao động có động lực hơn trong khi họ được đào tạo bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng người lao động, tăng sức cạnh tranh của lao động Vĩnh Phúc nói riêng và lao động Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.

- Về công tác đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng

Đây là khâu then chốt quyết định đến chất lượng lao động xuất khẩu. Vì vậy, cần tổ chức tốt việc đào tạo lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài.

Việc đào tạo nghề phải được tổ chức bài bản trên cơ sở hệ thống đào tạo nghề quốc gia, có chính sách hướng nghiệp và hỗ trợ tối đa cho người lao động. Với doanh nghiệp có trường dạy nghề, nên tập trung đào tạo một vài nghề mà mình có thế mạnh, đủ điều kiện mà thị trường cần. Với những nghề mà các doanh nghiệp chưa đào tạo được, cần hợp tác chặt chẽ với các tổ chức đào tạo nghề để tuyển sinh, đào tạo thật sát yêu cầu, trình độ mà đối tác nước ngoài đòi hỏi. Lựa chọn từ học sinh, sinh viên của các trường trên địa bàn có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài để bồi dưỡng thêm cho đạt yêu cầu của các hợp đồng cung ứng lao động cũng là cách làm cụ thể có hiệu quả, rút ngắn được thời gian xuất cảnh của người lao động kể từ khi có nguyện vọng và đăng ký với doanh nghiệp.

Cần đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy: Cụ thể hoá và chuẩn hoá những nội dung liên quan đến luật pháp Việt Nam, luật pháp, đất nước, con người, phong tục tập quán nước sở tại; quyền, nghĩa vụ của người lao động đi làm việc theo hợp đồng; nội dung hợp đồng; nội quy nơi làm việc (nhà máy, công trường), nội quy ký túc xá, quy định về vệ sinh an toàn lao động…

Nội dung đào tạo cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

- Đào tạo bổ túc, nâng cao tay nghề hoặc đào tạo nghề cho lao động nguồn của XKLĐ phải được xem xét trên góc độ thị trường, tức là phải làm theo yêu cầu của đối tác. Do vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp XKLĐ và người sử dụng lao động để nâng cao tay nghề đúng mục tiêu yêu cầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Về ngoại ngữ: đây là một vấn đề khó khăn trong điều kiện lao động của chúng ta kém khả năng tiếp thu. Ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của LĐXK trong sinh hoạt cũng như trong làm việc. Do vậy, bài giảng phải được nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng và chi tiết, mang tính chất thực tế cao, nâng cao số bài học liên hệ thực tế. Chương trình giảng dạy cần có sự đổi mới nhưng phải có tính kế thừa nền tảng của các cấp học, bậc học phổ thông, phải có thời lượng và chương trình theo từng đối tượng để người lao động sau khi kết thúc khóa học có đủ khả năng giao tiếp và sớm hòa nhập vào xã hội nước tiếp nhận. Thông qua đào tạo ngoại ngữ cần giáo dục thêm về văn hóa, phong tục tập quán, giao tiếp của nước bạn - nơi mà lao động đến làm việc.

- Về giáo dục định hướng: Phải cung cấp được cho lao động những kiến thức tối thiểu trước khi đi làm việc ở nước ngoài, cùng với các tài liệu phổ biến kiến thức, giáo dục định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước, kết hợp với thực tế để cung cấp cho người lao động một bức tranh đầy đủ về một xã hội mà họ sẽ sống trong thời gian tới. Giáo dục về luật pháp của Việt Nam và của nước bạn, đặc biệt các vấn đề liên quan đến Luật lao động, những nghĩa vụ, quyền lợi của lao động khi làm việc ở đất nước bạn, những vấn đề chi tiết của hợp đồng lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Yêu cầu đối với chương trình đào tạo này là: Cơ sở đào tạo cần cải tiến nội dung chương trình, soạn mới và soạn lại hoặc vận dụng trong giảng dạy đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đặt ra. Chương trình đào tạo một mặt theo kế hoạch đào tạo năm, chương trình có sẵn, còn phải đặt ra một kế hoạch phát triển dài hạn. Tiếp đó phải có kế hoạch phát triển, cải tiến giảng dạy cả về giáo viên lẫn giáo trình, nghiên cứu thích ứng đối với đối tượng đào tạo, phương pháp sư phạm trong đào tạo ngoại ngữ... Những chỉ tiêu này cần được hoàn thiện, đánh giá cần khách quan, nên tham khảo ý kiến của nhiều đối tượng.

Doanh nghiệp cũng phải đầu tư vốn cho việc xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp. Cần tăng cường năng lực, cơ sở vật chất, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, các cơ sở đào tạo nghề, giáo dục định hướng, tích cực đẩy mạnh hoạt động đào tạo cho công nhân đặc biệt là trang bị về ngoại ngữ cho người lao động để đáp ứng được nguồn nhân lực đủ điều kiện tiêu chuẩn. Hơn nữa, phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề phục vụ XKLĐ trên cơ sở những ngành nghề mà thị trường đòi hỏi với những ngành nghề mang tính tiềm năng của tỉnh.

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp.

Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và vi tính cho cán bộ bằng trợ cấp tài chính cho đào tạo và có quy định thưởng, hoặc tăng lương cho những cán bộ nỗ lực tự đọc sách, tự cố gắng phấn đấu. Việc làm này sẽ khuyến khích cán bộ tự đọc sách, tìm kiếm thông tin, trau dồi kiến thức. Doanh nghiệp sẽ đỡ chi phí và thời gian tổ chức các lớp học mà chất lượng cán bộ vẫn được nâng cao.

Riêng với cán bộ tuyển chọn cần phải chọn lọc kỹ càng về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm. Không thể để tất cả ban tuyển chọn đều là người không có kinh nghiệm hay không có chuyên môn về quản lý lao động. Như vậy, chất lượng tuyển chọn sẽ không cao, mà đây lại là khâu có ảnh hưởng lớn đến những khâu kế tiếp trong hoạt động XKLĐ của doanh nghiệp. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công việc theo định kỳ để cán bộ quản lý rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời. Sử dụng kết quả đánh giá và trả công trả lương cho người lao động.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý XKLĐ cần tập trung vào: - Tăng cường đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho nhân viên doanh nghiệp.

- Sử dụng tiền lương, tiền công như một đòn bẩy kinh tế, tạo động lực thúc đẩy các cán bộ quản lý tham gia đào tạo và tự học.

Bên cạnh đó, không ngừng bồi dưỡng những kiến thức chuyên ngành liên quan bao gồm:

- Luật pháp liên quan đến hoạt động XKLĐ, đặc biệt là luật và các văn bản mới ban hành hướng dẫn thực hiện luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán cho những cán bộ làm công tác thị trường; - Kỹ năng và kinh nghiệm tư vấn cho người lao động trong tuyền chọn lao động, trong quản lý lao động ở nước ngoài

- Tăng cường nguồn tài chính cho Đào tạo - giáo dục hướng nghiệp

Các doanh nghiệp XKLĐ cần tìm các giải pháp hỗ trợ học phí cho NLĐ như: kêu gọi sự trợ giúp của tỉnh có lao động đi XKLĐ, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ và Quỹ giải quyết việc làm ở tỉnh cho người đi lao động vay vốn ngân hàng người nghèo 50% chi phí đi XKLĐ....mặt khác có thêm chế độ khuyến khích cho các học viên như học bổng cho học viên giỏi.

- Mở rộng, phát triển thị trường XKLĐ

Phương hướng tổng quát của công tác phát triển thị trường là: Củng cố, nâng chất lượng cung ứng, dịch vụ để tăng thị phần ở các thị trường đã có, làm tốt công tác chuẩn bị để xúc tiến mở thêm các thị trường mới một cách vững chắc.

Tiếp tục thực hiện mô hình liên thông giữa doanh nghiệp XKLĐ và địa phương giới thiệu các doanh nghiệp có đủ năng lực về tỉnh tuyển lao động. Bên cạnh đó, tỉnh cần thường xuyên tổ chức các Hội chợ việc làm và XKLĐ để người lao động có cơ hội gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp XKLĐ.

Doanh nghiệp phải xác định được những thị trường nào đang có nhu cầu cao về lao động, những thị trường nào đã bão hòa... để từ có có những biện pháp thúc đẩy hoặc hạn chế XKLĐ sang các thị trường đó. Từng doanh nghiệp nên căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn và quyết định đầu tư vào những thị trường nào cho thích hợp và có hiệu quả, không nên dàn trải, “chạy theo bằng mọi giá”. Với thị trường mới và “khó tính” cần có sự hợp tác chặt chẽ của một số doanh nghiệp mạnh với Hiệp hội XKLĐ Việt Nam và Cục quản lý lao động ngoài nước để sớm làm rõ quy trình và đạt được những thoả thuận có lợi nhất.

Khi lao động làm việc ở nước ngoài doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, giám sát, quản lý việc thực hiện hợp đồng của lao động bằng nhiều cách khác nhau. Có thể liên hệ với bên chủ sử dụng lao động và trực tiếp với người lao động theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý đối với những thị trường có ít lao động. Với những thị trường có nhiều lao động, doanh nghiệp phải mở văn phòng đại diện và cử cán bộ có đủ năng lực sang nước đó để trực tiếp quản lý lao động. Nếu có tranh chấp hoặc sự cố xảy ra cán bộ quản lý phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản, Cục quản lý lao động ngoài nước và cơ quan đại diện phía Việt Nam ở nước tiếp nhận lao động để cùng phối hợp giải quyết.

- Công khai hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)