Quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 76 - 77)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt

4.1. Quan điểm và mục tiêu nâng cao quản lý hoạt động XKLĐ của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 Phúc đến năm 2020

Công tác xuất khẩu lao động đã được Đảng, Nhà nước quan tâm thể hiện ở việc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 đã ban hành Luật số 72/2006/QH11 ngày 19/11/2006 về người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Hợp đồng. Chính phủ, Bộ, Ngành cũng đã ban hành các Nghị định quy định việc thành lập, tuyển dụng, ký quỹ, xử phạt hành vi vi phạm... nhằm thực hiện đúng quan điểm của Đảng, Nhà nước trong công tác xuất khẩu lao động.

4.1.1. Quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xuất khẩu lao động xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động từ lâu đã được các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm. Nhằm khắc phục tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp thì XKLĐ được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xác định là một giải pháp trọng tâm, mang lại hiệu quả cao trong chương trình giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Điều đó đã được cụ thể hoá tại Nghị quyết số 37/2011/NQ- HĐND ngày 19/12/2011 và Nghị quyết số 116/2013/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015. UBND tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể hoá bằng Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2012 và Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2014 ban hành quy định về quản lý, tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Tỉnh Vĩnh Phúc luôn coi trọng việc thực hiện các giải pháp phát triển hoạt động đưa người dân trong tỉnh đi làm việc ở nước ngoài một cách bền vững. Cùng với các chính sách đổi mới và mở rộng quan hệ quốc tế với bên ngoài, quản lý hoạt động XKLĐ đã được tiến hành dựa trên cơ chế thị trường với quy mô lớn. Để tiếp tục hoạt động này ngày càng có hiệu quả tỉnh đã quán triệt các quan điểm chủ yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ nhất, XKLĐ là một ngành kinh tế và là một trong những giải pháp tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tỉnh nhà. Quản lý hoạt động XKLĐ cũng giống như sản xuất kinh doanh phải đảm bảo cùng có lợi cho các bên tham gia: người lao động và doanh nghiệp XKLĐ, Nhà nước và đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ với chủ sử dụng lao động là người nước ngoài căn cứ vào quy định của luật pháp.

Thứ hai, Phải khẳng định sức lao động của công nhân cũng là hàng hóa. Chỉ khi coi sức lao động là hàng hóa thì việc mua bán trao đổi hàng hóa sức lao động mới diễn ra theo các quy luật của thị trường như: quy luật giá trị, cạnh tranh. Người lao động muốn đi xuất khẩu cần có ý thức đầu tư vào vốn kiến thức tích lũy: học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu pháp luật và tập quán văn hóa của nước sở tại....để đáp ứng yêu cầu của công việc và thích nghi với môi trường làm việc mới.

Thứ ba, Tăng cường công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trong công tác xuất khẩu lao động.

Thứ tư, Kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp dịch vụ tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh (như kiểm tra hồ sơ pháp lý, các đơn hàng được Cục quản lý lao động ngoài nước xét duyệt; báo cáo cụ thể việc lao động phải về nước trước thời hạn, lao động bỏ trốn; yêu cầu doanh nghiệp liên hệ với chính quyền địa phương và xuất trình các giấy tờ cần thiết về thủ tục pháp lý và đơn hàng trước khi tuyển lao động; hàng năm tiến hành rà soát để lựa chọn doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đình chỉ hoạt động tuyển của các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, không thực hiện các quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về chế độ thông tin, báo cáo...).

Thứ năm, Công an tỉnh, Sở y tế tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, thủ tục làm hộ chiếu, khám sức khỏe đối với người lao động đi XKLĐ.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)