5. Bố cục của luận văn
3.4.2. Từ phía doanh nghiệp XKLÐ
Hiện nay các doanh nghiệp XKLĐ tại Vĩnh Phúc như Công ty CP du lịch và xuất nhập khẩu Vĩnh Phúc đã có một môi trường kinh doanh thuận lợi, đội ngũ cán bộ đông đảo, trẻ, năng động và nhiệt tình với công việc, cơ sở vật chất và tiềm lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tài chính khá vững mạnh. Hệ thống quản lý XKLĐ đang dần được hoàn thiện nâng cao uy tín và lợi thế của các doanh nghiệp này trên thị trường. Bên cạnh đó, còn có một số các doanh nghiệp trực thuộc của Bộ, ngành, Trung ương nên được sự quan tâm, đầu tư của các Bộ, ngành chủ quản này nên có có điều kiện phát triển hơn.
Tuy vậy, các doanh nghiệp chưa tập trung đầu tư cho công tác thị trường và công tác kế hoạch hóa. Nhiều doanh nghiệp không xem xét kỹ các đối tác về khả năng tài chính, thái độ hợp tác, cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của nước bạn và trên thế giới (tình hình chiến tranh, dịch bệnh, suy thoái kinh tế, thay đổi chính sách kinh thế vĩ mô…)
Nhiều trường hợp nhu cầu tuyển lao động lớn, doanh nghiệp XKLĐ tuyển chọn lao động ồ ạt, không chú trọng tới chất lượng lao động.
Một số doanh nghiệp XKLĐ cạnh tranh không lành mạnh như tự ý mở nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện trái quy định gây lộn xộn trong hoạt động tuyển dụng lao động xuất khẩu.
Đội ngũ cán bộ quản lý XKLĐ ở doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế về các kỹ năng nghiệp vụ và không đồng bộ. Người có kinh nghiệp quản lý và vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý thì lại rất yếu về ngoại ngữ. Trong khi đó, đội ngũ lao động trẻ có ngoại ngữ khá thì lại thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý XKLĐ. Doanh nghiệp chưa có cơ chế chính sách thích hợp bồi dưỡng đào tạo cán bộ phục vụ công tác XKLĐ về lâu dài. Giáo dục định hướng và đào tạo lao động xuất khẩu còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,…
Về cơ sở vật chất: phần lớn các cơ sở đào tạo lao động xuất khẩu mới đầu tư xây dựng trong vài năm gần đây, nhiều nơi vẫn phải đi thuê trụ sở đào tạo. Nhìn chung, cơ sở đào tạo ở quy mô chưa đáp ứng nhu cầu, số học viên trong mỗi lớp học đông ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập.
Về cán bộ giáo viên: Đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý công tác đào tạo và giáo dục định hướng cũng nằm trong thực trạng chung của XKLĐ mặc dù có trình độ nhưng rất mỏng và non trẻ. Một số vẫn hạn chế về kiến thức pháp luật, ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng máy tính và kỹ năng quản lý đào tạo, kỹ năng sư phạm. Khi nhu cầu đạo tạo lớn, các cơ sở đào tạo vẫn phải thuê thêm giáo viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngoài, không hoàn toàn kiểm soát được chất lượng và việc thực hiện trách nhiệm của những giáo viên này. Có thời điểm, nhiều hợp đồng được ký kết, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo cũng một lúc vì vậy giáo viên phải làm việc quá tải ảnh hưởng đến chất lượng
Về giáo trình và nội dung giảng dạy dào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng: quá trình tổ chức đạo tạo mang tính chắp vá, nhỏ lẻ và như trên đã phân tích chưa có chiến lược đào tạo xứng tầm với chiến lược XKLĐ đã đặt ra. Các giáo trình dành cho đào tạo nghề sẵn có thường là cũ, không đáp ứng được yêu cầu của đối tác và không phù hợp với tất cả các loại hình công việc, vì vậy thường xuyên phải cập nhật, thay đổi. Nội dung dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng ở một số thị trường như Malaysia và Đài Loan được Nhà nước quy định chi tiết, tuy nhiên một ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm phần định hướng khi đi XKLĐ và khi hoàn thành hợp đồng về nước.
Để khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ đòi hỏi phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ cùng tác động đến người lao động, doanh nghiệp XKLĐ và hoàn chỉnh cơ chế chính sách XKLĐ từ phía Nhà nước Việt Nam làm cơ sở pháp lý đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp.