Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của Thái Lan

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 30 - 31)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của Thái Lan

Thái Lan là một nước có truyền thống đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay có khoảng 250.000 người Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài mỗi năm. Giai đoạn đầu, lao động Thái Lan chủ yếu là lao động không nghề, ra nước ngoài làm công việc giản đơn như may mặc, lắp ráp điện tử, giúp việc gia đình… Lao động chủ yếu ra đi từ vùng Đông Bắc nghèo đói. Đến nay, chất lượng lao động đã từng bước được nâng lên, Thái Lan hiện nay là nước vừa cung ứng vừa tiếp nhận lao động nước ngoài, chủ yếu là lao động Myanma và Campuchia.

Để tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động XKLĐ ngay từ đầu Thái Lan đã rất chú trọng ban hành các luật lệ có liên quan. Có thể nói trong lĩnh vực này Thái Lan là nước đã chuẩn bị khá đầy đủ và đồng bộ các đạo luật về XKLĐ. Đó là:

- Đạo luật quan hệ lao động 1975 (Labour Relations Act B.E. 2518 (1975) - Đạo luật về việc làm ở nước ngoài năm 1978 (Alien Employment Act B.E. 2521 (1978)).

- Năm 1983 Thái Lan đã ban hành Luật tuyển dụng và bảo vệ người lao động (Employment Recruiment and Labour Protection Act 1983). Luật này cho phép các công ty tư nhân tuyển dụng đi lao động tại nước ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đạo luật bảo vệ lao động 1998 (Labour Protection Act B.E. 2541 (1998) - Đạo luật quan hệ lao động Doanh nghiệp nhà nước năm 2000 (State Enterprise Labour Relations Act B.E. 2543).

- Đạo luật xúc tiến phát triển kỹ năng 2002, (Skill Development Promotion Act B.E. 2545. Đạo luật này là sửa đổi dựa trên Đạo luật xúc tiến đào tạo nghề nghiệp 1994 (Occupational Training Promotion Act B.E. 2537)5.

Công tác quản lý nhà nước về XKLĐ giao cho Văn phòng quản lý việc làm ngoài nước thuộc Tổng Cục Lao động, Bộ Nội vụ Thái Lan. Văn phòng này chuyên trách việc cấp phép, giám sát hoạt động của các tổ chức tuyển dụng lao động tư nhân, xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện làm việc cũng như tổ chức bảo vệ người lao động ở nước ngoài. Hiện nay Thái Lan có khoảng 200 Công ty tư nhân hoạt động dịch vụ môi giới và 03 ngân hàng chuyên trách cho người lao động vay vốn với lãi suất thấp để đi làm việc ở nước ngoài.

Cơ chế tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như tổ chức quản lý nhà nước của Thái Lan cũng theo mô hình như Philippines.

Trong Luật 1985 của Thái Lan cho phép các công ty tư nhân thực hiện các dịch vụ tuyển mộ lao động đồng thời ngăn cấm người dân Thái Lan tự đi lao động ở nước ngoài theo cách riêng của họ. Bên cạnh các dịch vụ XKLĐ do Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội của Thái Lan thực hiện thì dịch vụ tuyển mộ của tư nhân để đi lao động ở nước ngoài được khuyến khích. Với chính sách tự do XKLĐ, nhiều người Thái Lan đi lao động bất hợp pháp bằng Visa du lịch, sau đó ở lại cư trú và lao động bất hợp pháp ở nước ngoài. Thái Lan cũng rất chú trọng đến đào tạo và giáo dục định hướng LĐXK cũng như chất lượng tuyển chọn LĐXK. Công tác bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài do các Sở Lao động địa phương thực hiện. Chính phủ hỗ trợ cho các trung tâm, kể cả của tư nhân tham gia đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 30 - 31)