Từ chính sách XKLÐ của Nhà nước

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 74 - 76)

5. Bố cục của luận văn

3.4.3. Từ chính sách XKLÐ của Nhà nước

Trong những năm gần đây có thể thấy hệ thống chính sách của Nhà nước Việt Nam về XKLĐ ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường lao động xuất khẩu trên thế giới đồng thời đảm bảo tính ổn định, bền vững trên thị trường lao động Việt Nam cũng như của tỉnh Vĩnh Phúc. Nhờ có hệ thống chính sách ngày càng đồng bộ của Nhà nước đã huy động được sự tham gia đông đảo của toàn xã hội vào hoạt động XKLĐ đem lại lợi ích cho đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay còn thiếu một số chính sách và cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp XKLĐ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý XKLĐ như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, chính sách đầu tư tạo nguồn lao động xuất khẩu, chính sách đào tạo dài hạn đối với nguồn lao động phục vụ XKLĐ, chính sách hướng dẫn khuyến khích người lao động về nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh…

Các cơ quan có liên quan còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác XKLĐ nên chưa tổ chức quản lý chặt chẽ, thiếu sự phối hợp kiểm tra giám sát với các doanh nghiệp XKLĐ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chính sách của Nhà nước vẫn còn những kẽ hở, ví dụ như chưa quản lý chặt chẽ đối với việc cấp phép đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ việc làm, chưa có những quy định cụ thể về mức thu phí dịch vụ giới thiệu việc làm dẫn đến tình trạng bọn xấu lợi dụng lừa đảo người lao động.

Công tác tuyên truyền trong lĩnh vực XKLĐ chưa được thực hiện bài bản và hiệu quả nên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động này.

Nhà nước chưa quan tâm tới công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý XKLĐ, chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa đào tạo và XKLĐ. Chính sách đào tạo dài hạn là chiến lược phát triển nguồn nhân lực cũng như nguồn nhân lực cho XKLĐ lâu dài nhưng hiện nay đang gặp những khó khăn chung. Trong vài năm gần đây, công tác dạy nghề được tỉnh chú trọng hơn nhưng cũng mới chỉ tập trung sức phát triển để phục vụ nhu cầu sử dụng lao động có nghề trong nước, chưa có chính sách phát triển phục vụ nhu cầu XKLĐ. Đào tạo ngoại ngữ, rèn luyện tác phong công nghiệp, nhận thức về quan hệ chủ thợ chưa được chú trọng trong các trường dạy nghề. Vì vậy, kiến thức, kỹ năng, nhận thức của người lao động chỉ trông chờ vào 2 - 3 tháng học tập trung trước khi đi XKLĐ là không đủ để thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi của con người. Thực chất đây là giải pháp tình thế giúp các doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lao động. Tuy nhiên, nếu kéo dài thời gian đào tạo hơn thì lại tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp và người lao động, hơn nữa nguồn lao động sẵn có hiện nay cũng đang dần khan hiếm, nhất thiết phải có chiến lược đào tạo dài hạn (doanh nghiệp XKLĐ tạo đầu ra cho các trường đào tạo nghề, đưa đào tạo ngoại ngữ và một phần giáo dục về tác phong công nghiệp vào các trường dạy nghề). Thời gian học trước khi đi do vậy chỉ mang tính chất bổ sung, củng cố thêm kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng thị trường và loại hình công việc lúc đó có thể rút ngắn, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả XKLĐ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP VÀ TRIỂN VỌNG TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)