5. Bố cục của luận văn
1.3.3. Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của Inđônêsia
Inđônêsia là nước đưa nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài từ lâu đời. Lao động Inđônêsia chủ yếu làm việc ở Malaysia vì gần và cùng chung ngôn ngữ. Tuy
5
PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, Đề tài độc lập cấp nhà nước người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Thực trạng và giải pháp đến năm 2020, Bộ Khoa học công nghệ-Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội 2000.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhiên, số lượng lao động Inđônêsia làm việc bất hợp pháp tại Malaysia là rất lớn. Chính quyền Malaysia thường xuyên tổ chức các đợt truy quét lao động bất hợp pháp, tập trung vào số lao động Inđônêsia để đưa về nước. Trung bình có khoảng 3,2 triệu lao động Inđônêsia đi làm việc ở nước ngoài. Tỷ lệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài có 43% lao động giúp việc gia đình, 22% lao động làm việc trong nhà máy, 15% lao động nông nghiệp và 6% lao động trong ngành giao thông vận tải.
Inđônêsia đã ban hành hệ thống pháp luật chặt chẽ để tổ chức và quản lý dòng di cư lao động quốc tế. Theo đánh giá của các chuyên gia, chính phủ Inđônêsia tổ chức và quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc quản lý, trợ giúp người lao động ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề giải quyết tranh chấp lao động. Nguyên do là thiếu cán bộ và nguồn tài chính cần thiết để tiến hành các công tác bảo vệ người lao động Inđônêsia ở nước ngoài. Sự phối hợp giữa các cơ quan đại diện và các tổ chức tuyển mộ trong nước cũng không tốt. Một vấn đề nan giải là nạn tham nhũng của các cán bộ cơ quan công quyền và các tổ chức dịch vụ môi giới xảy ra nặng nề, phổ biến. Một kinh nghiệm của Inđônêsia là lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài được tập trung trong vòng 15 ngày với chế độ quản lý như doanh trại quân đội để rèn luyện ý thức kỷ luật.