Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động XKLĐ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 68 - 71)

5. Bố cục của luận văn

3.3.4. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động XKLĐ

3.3.4.1.Chỉ tiêu về kinh tế.

a) Thu nhập đối với người lao động

Người lao động của tỉnh đi XKLĐ có việc làm ổn định và có thu nhập khá. Mức thu nhập bình quân đạt từ 500-1500USD/tháng, tương đương với 10-30 triệu đồng/tháng. Trong 5 năm từ 2008- 2012, lao động của Vĩnh Phúc đi làm việc tại nước ngoài đã gửi về nước hơn 58 triệu USD theo hệ thống ngân hàng, còn lại gửi theo các loại hình dịch vụ chuyển tiền khác không thống kê được.

Nhờ có thu nhập cao, đời sống của bản thân lao động xuất khẩu cũng như gia đình họ được cải thiện rõ rệt. Số tiền họ gửi về nước được tái đầu tư hợp lý, tạo thêm nhiều việc làm trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

b) Hiệu quả đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động

- Hiệu quả kinh tế doanh thu, lợi nhuận: Thời gian qua, XKLĐ đã duy trì việc làm cho đội ngũ LĐ cho khoảng 178 DN XKLĐ, đó là chưa kể đến mỗi một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DN có thể thành lập thêm từ 1 đến 2 chi nhánh, các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường dạy nghề khắp cả nước cùng tham gia chương trình XKLĐ.

Theo quy định tiền quản lý của DN XKLĐ được phép thu từ người lao động với mức tối đa 1,5 tháng lương cơ bản/1 năm làm việc đối với LĐ thuyền viên, sỹ quan trên tàu viễn dương và 1 tháng lương cơ bản/1 năm làm việc đối với các lao động khác, DN có thể vận dụng mức thu và thời gian thu hợp lý tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ vào mức thu trên, khi người LĐ xuất cảnh thông thường phải đóng một phần hay toàn bộ tiền quản lý theo hợp đồng cho DN XKLĐ với mức 400-500 USD khi đi làm việc tại Malaysia, 450-500 USD khi đi Trung Đông, Ả rập xê út, 1.000-1.500 USD khi đi Đài Loan, 1.500- 3.000 USD khi đi Nhật Bản, Đông Âu, 3.000 USD khi đi Úc hoặc Bắc Mỹ… Với mức thu như vậy hàng năm các DN XKLĐ có một khoảng thu nhập từ 70 triệu đến 80 triệu USD tương đương với 1.260 tỷ đến 1.440 tỷ VNĐ. Đó là chưa tính đến các khoản khác mà DN XKLĐ thu từ người LĐ như: Chi phí đồng phục; Phí đi lại; Phí đào tạo và dạy ngoại ngữ; phí giao tế; Phí chuyển tiền về nước….

- Thương hiệu: Đối với DN hoạt động XKLĐ luôn chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cũng như chất lượng đào tạo lao động xuất khẩu, tập trung vào những thị trường truyền thống, củng cố, nâng cao chất lượng lao động, không đưa lao động đến những thị trường chứa đựng nhiều rủi ro. Xây dựng thị trường mới tiềm năng khẳng định tạo được uy tín với các đối tác và Lao động từ đó uy tín của doanh nghiệp được nâng lên. Và như thế thương hiệu và thị phần của của DN cũng sẽ được mở rộng. Không những thế, đời sống, việc làm của cán bộ công nhân viên lao động của DN cũng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.

c) Đối với Nhà nước và xã hội

- Nộp ngân sách: Khoản thu từ thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước và các khoản ngoại tệ người lao động gửi về gia đình góp phần quan trọng giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, góp phần bình ổn xã hội, tăng cường giao lưu quốc tế tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập.

- Việc làm: Hoạt động XKLĐ đã tạo ra số lượng lớn việc làm cho những người thiếu việc làm, đồng thời tạo ra cho những người đã có việc làm những công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ việc tốt hơn, có thu nhập cao hơn và có cơ hội phát triển, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế nảy sinh tệ nạn, tạo nguồn lao động cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đang góp phần tiết kiệm kinh phí đầu tư đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc cho người lao động. Để tạo một chỗ làm việc mới cho một lao động có tay nghề, Nhà nước cần đầu tư khoảng 30-50 triệu đồng; với mỗi lao động giản đơn tiểu thủ công nghiệp thì xuất đầu tư cũng cho một chỗ việc làm mới từ 20-30 triệu đồng/người...” Theo ước tính với số lao động đã đi XKLĐ nước ngoài từ 2008-2012 là 4.062 lượt người đã tiết kiệm cho ngân sách giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 121 tỷ đồng.

- Hiệu ứng xã hội, chất lượng nguồn nhân lực: Một lợi ích to lớn nữa mà XKLĐ đem lại đó là tạo nên một động lực mạnh mẽ với sự tham gia của một đội ngũ doanh nghiệp dồi dào, Nhà nước và người dân cùng hợp tác để có được một sự biến đổi căn bản trong chất lượng lao động ở Việt Nam. Chỉ có sự cọ xát, cạnh tranh trên thị trường thế giới, chỉ có lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, trực tiếp cho người lao động và cho doanh nghiệp mới có thể huy động được lực lượng toàn xã hội tham gia đầu tư cùng Nhà nước để cải thiện chất lượng lao động Việt Nam. Đây có thể được đánh giá là chiến lược phát triển con người có hiệu quả của Chính phủ Việt Nam chứ không chỉ đơn thuần là giải quyết tình trạng thiếu việc làm trước mắt. 3.3.4.2. Chỉ tiêu về mặt xã hội

a) Cải thiện đời sống cho người dân

Trong thời gian từ năm 2008 đến 2012 tỉnh Vĩnh Phúc đã từng bước củng cố và phát triển hoạt động XKLĐ, nhờ XKLĐ tỉnh đã giải quyết việc làm cho 4.062 lao động, giảm bớt một phần sức ép việc làm trên địa bàn. Cũng chính XKLĐ đã làm bật dậy những tiềm năng to lớn của người lao động và toàn xã hội, mang lại cơ hội cho lực lượng lao động hội nhập với thị trường lao động quốc tế với số đông là thanh niên. Nhờ có XKLĐ mà đời sống một bộ phận người lao động và gia đình họ được cải thiện và nâng cao rõ rệt, một số làng quê được đổi mới, trình độ dân trí được tăng lên, an ninh, trật tự xã hội được duy trì và củng cố, các tệ nạn xã hội phần nào được đẩy lùi.

Một số lao động sau khi về nước đã dùng nguồn vốn tích lũy để mở mang, phát triển kinh doanh, sản xuất, tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình cũng như xã hội. Thông qua XKLĐ đã tạo được một đội ngũ LĐ có trình độ chuyên môn, ngoại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngữ, tay nghề, khả năng tiếp cận với công nghệ mới, có tác phong công nghiệp, có trình độ và kinh nghiệm quản lý. Đại bộ phận người LĐ về nước đã phát huy tốt năng lực của mình trong công việc mới và góp phần vào việc cải tạo cơ cấu LĐ, từng bước đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH của đất nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng.

b) Mở rộng quan hệ hợp tác

Nhờ có XKLĐ mà quan hệ kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội giữa Việt Nam với các nước được cũng cố và phát triển, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các dân tộc, thị trường xuất khẩu hàng hóa được mở rộng, thúc đẩy đầu tư nước ngoài.

c) Gắn kết chặt chẽ hơn với chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước

Chính sách cho người LĐ, nhất là đối tượng chính sách vay tín dụng để lo chi phí trước khi đi XKLĐ từ năm 2002 đã phát huy tốt tác dụng, làm cho số LĐ được tham gia XKLĐ nhiều hơn, hoạt động XKLĐ gắn kết chặt chẽ hơn với chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Đó là dạy nghề, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)