Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của Philippines

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 28 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của Philippines

Philippines chủ trương tăng cường XKLĐ từ những năm 1970 nhằm mục đích giảm áp lực việc làm, giải quyết vấn đề lao động dư thừa trong nước, tăng thu nhập quốc dân thông qua các khoản tiền gửi về nước của người lao động. Chính phủ Philippines đã ban hành Luật Lao động năm 1975 và Đạo luật số 8042 năm 1995 được coi như là Đạo luật về người Philippines ở nước ngoài và lao động di cư nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động XKLĐ với các quy định chi tiết về việc làm, xây dựng các chủ thể liên quan. Theo đó, Nhà nước phải có trách nhiệm đối với người lao động xuất khẩu: bảo vệ phẩm giá của họ; cung cấp các dịch vụ thích hợp và kịp thời, công nhận sự đóng góp của họ đối với nền kinh tế đất nước, xây dựng cơ chế bảo vệ lao động, đảm bảo sự tham gia vào quá trình ra quyết định (tham gia bầu cử); chỉ đưa lao động có kỹ năng ra nước ngoài; công nhận vai trò của các Tổ chức phi chính phủ (NGO) và cung cấp các dịch vụ miễn phí 4.

Philippines là một trong những nước có đông người lao động ra nước ngoài làm việc nhất trên thế giới. Hàng năm có 700 - 800 ngàn người ra nước ngoài. Philippines có thế mạnh là lao động phần nhiều nói tiếng Anh, lao động Philippines được đào tạo kiến thức, hiểu biết về nơi đến, thủ tục nộp đơn, các dịch vụ, các cơ quan có liên quan, quyền lợi, trách nhiệm của họ. Ngay ở sân bay cũng có bộ phận hỗ trợ kịp thời cho người lao động trước khi xuất cảnh.

4

PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, Đề tài độc lập cấp nhà nước người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Thực trạng và giải pháp đến năm 2020, Bộ Khoa học công nghệ-Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội 2009.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bài học của Philippines có thể giúp cho các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam nâng cao hiệu quả trong quản lý đó là:

- Chính phủ Philippines đã ban hành Đạo luật về lao động di cư và người Philippines ở nước ngoài. Phê chuẩn Công ước quốc tế về bảo vệ quyền lợi của người lao động và di cư. Quy định đa mục tiêu thực hiện luật lao động đối với lao động và người Philippines làm việc và sống ở nước ngoài.

- Nhà nước chỉ đưa người Philippines sang lao động tại các nước đã có Luật bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài.

- Khuyến khích các đơn vị XKLĐ trong các khu vực kinh tế tư nhân nhưng Chính phủ quản lý chặt chẽ và thẩm định nghiêm ngặt các điều kiện quy định cấp giấy phép cho hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ với các nội dung: khả năng tài chính của doanh nghiệp; tư cách và khả năng điều hành của người lãnh đạo, tính khả thi của hợp đồng ký kết.

- Các doanh nghiệp XKLĐ phải thực hiện nghiêm túc những quy định của Chính phủ đồng thời tổ chức thực hiện các công đoạn khai thác và phát triển thị trường, tăng cường tuyển chọn lao động chặt chẽ theo các tiêu chí đặt ra của phía đối tác, tổ chức giáo dục và đào tạo định hướng cho người đi XKLĐ rất bài bản và có chất lượng. Trong tuyển chọn LĐXK đi giúp việc gia đình được tiến hành dựa trên tiêu chuẩn sức khỏe tốt và trình độ ngoại ngữ khá. Sau khi tuyển chọn, người đi XKLĐ được giáo dục và đào tạo định hướng theo từng nghề và từng thị trường rất sát. Ví dụ đối với nghề giúp việc gia đình, lao động nữ được tham dự khóa đào tạo về sử dụng các thiết bị trong gia đình với công nghệ cao như: máy giặt, máy hút bụi, máy rửa bát, học cách là quần áo đúng kỹ thuật, dọn nhà theo tiêu chuẩn cao cấp, học cách giao tiếp, ứng xử với khách và chủ nhà một cách văn minh, lễ phép, đúng với phong tục tập quán và văn hóa của nước sở tại. Sát hạch, kiểm tra kiến thức và kỹ năng đạt được của người lao động sau mỗi khóa học là một công đoạn bắt buộc và thực hiện rất nghiêm túc. Chỉ có những người thực sự đáp ứng được tiêu chuẩn mới được cấp chứng chỉ đào tạo nghề XKLĐ của nghề đó và mới được phép tham gia thị trường XKLĐ theo nghề đã được đào tạo.

- Tăng cường mạng lưới các cơ quan quản lý lao động ở nước ngoài. Có chính sách và biện pháp hỗ trợ, thu nạp và bảo đảm tái hòa nhập cho người đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ XKLĐ trở về sớm hòa nhập với cộng đồng. Định hướng cho họ sử dụng có hiệu quả và đầu tư vốn XKLĐ vào sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho bản thân, gia đình và cho người khác cũng là bài học cho Việt Nam trong giải quyết hậu XKLĐ.

- Xác định và thẩm tra người sử dụng: Người sử dụng lao động muốn thuê lao động Philippine phải cung cấp bằng chứng về tư cách pháp nhân và các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các vị trí việc làm cần tuyển dụng lao động. Người LĐXK kiểm tra lại các hợp đồng theo các điều khoản và các điều kiện đã được cung cấp. Sau đó, người nước ngoài được yêu cầu liên hệ hoặc chỉ định một Đại lý được cấp phép để tuyển dụng lao động Philippines. Đối với những người lao động tự tìm kiếm công việc qua mạng Internet hoặc một số phương tiện khác liên lạc trực tiếp với chủ sử dụng thì phải thông qua Cơ quản lý việc làm ngoài nước để có thông tin về chủ sử dụng. Để hoạt động một cách hợp pháp, các Đại lý phải có giấy phép của Cơ quản lý việc làm ngoài nước và đáp ứng các yêu cầu khác như về vốn pháp định, niêm yết chứng khoán, phải được thẩm tra các văn phòng và sự công bố thông tin về thị trường lao động mới...

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (Trang 28 - 30)