7. Kết cấu của Luận văn
2.3.2. Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo chỉ tiêu
định tính
Có thể nói, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Vietcombank Bình Thạnh có uy tín rất lớn đối với khách hàng, điều này làm cho ngày càng có nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.
Khi đến với Vietcombank Bình Thạnh, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm bởi vì ở đây tài sản của khách hàng luôn được trông coi cẩn thận (có phòng bảo vệ, có bãi để xe và không thu lệ phí). Khách hàng mới sẽ không mất nhiều thời gian để tìm quầy giao dịch bởi quầy giao dịch được đặt ở tầng trệt tòa nhà Saigon Postel (SPT), kèm theo là bảng chỉ dẫn chi tiết. Hệ thống cửa tự động cùng với trang thiết bị Ngân hàng hiện đại đã giúp cho khách hàng có ấn tượng tốt về Ngân hàng ngay từ đầu.
Ngoài ra, Vietcombank Bình Thạnh còn có một tầng làm việc khác, thuộc tầng 3A của SPT. Khi khách hàng cần gặp trực tiếp Cán bộ khách hàng (CBKH), khách hàng có thể sử dụng thang máy để lên tầng 3A của tòa nhà, rất nhanh và tiện lợi. Tại tầng 3A, Vietcombank Bình Thạnh có bố trí một phòng riêng dành cho khách hàng. Đến đây, khách hàng sẽ được tiếp xúc với những nhân viên, CBKH lịch thiệp, cởi mở, tạo ra một bầu không khí thoải mái giữa khách hàng và Cán bộ Ngân hàng.
Từ không gian giao dịch đến thái độ, phong cách làm việc chuyên nghiệp đều được các Cán bộ nhân viên của Ngân hàng coi trọng. Chính những điều đó đã góp phần vào sự thành công của Ngân hàng nói chung cũng như chất lượng tín dụng nói riêng.
2.3.3. Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo chỉ tiêu định lượng định lượng
2.3.3.1. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc duy trì giao dịch với những khách hàng truyền thống tín nhiệm cao, Chi nhánh tiếp tục mở rộng quan hệ tín dụng với
một số doanh nghiệp mới.
Bảng 2.6 : Tình hình doanh số cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vietcombank Bình Thạnh
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng doanh số cho vay 2,330 3,770 4,500 Doanh số cho vay DNNVV 1,170 2,126 2,367 Tỷ trọng 50.2% 56.4% 52.6%
Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Bình Thạnh (2013)
Biểu đồ 2.13: Tình hình doanh số cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank Bình Thạnh
Tỷ lệ tăng trƣởng
doanh số cho vay 2011 =
2,126 – 1,170
x 100% = 81.7% 1,170
Tỷ lệ tăng trƣởng
doanh số cho vay 2012 =
2,367 – 2,126
x 100% = 11.3% 2,126
Từ bảng 2.6 cho thấy, doanh số cho vay của Vietcombank Bình Thạnh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng tăng. Năm 2010, doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là 1,170 tỷ đồng, chiếm 50.2% tổng doanh số cho vay. Năm 2011, doanh số cho vay đạt 2,126 tỷ đồng, tương đương tăng 81.7% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số cho vay đạt 2,367 tỷ đồng, tương đương tăng 11.3% so với năm 2011. Năm 2012, tốc độ tăng doanh số cho vay giảm mạnh, thấp hơn nhiều so với năm 2011. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay năm 2011 của Chi nhánh tương đối cao, cho thấy mức độ hoạt động của Ngân hàng ổn định và có hiệu quả, có sự tăng trưởng tín dụng qua các năm, đạt được kế hoạch tín dụng đã đưa ra, đồng thời khẳng định khả năng cho vay và tìm kiếm khách hàng của Ngân hàng.
Năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay có tăng nhưng không cao như năm trước, nguyên nhân là năm 2012, lãi suất cho vay tăng cao, nhiều doanh nghiệp khó gánh nổi lãi vay phải trả cho Ngân hàng. Vì vậy, lượng khách hàng của Ngân hàng cũng giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng doanh số cho vay. Cũng trong năm 2012, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng cao, doanh nghiệp không bán được hàng, không quay vòng được vốn kinh doanh do vậy mà doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, không phát sinh những khoản vay ngân hàng mới.
2.3.3.2. Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ
Trong giai đoạn 2010 – 2012, dư nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của Vietcombank Bình Thạnh, luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ và không ngừng gia tăng qua các năm.
Bảng 2.7: Tình hình dƣ nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vietcombank Bình Thạnh Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ DNNVV 594 100% 842 100% 950 100% Theo loại tiền tệ
VND 456 76.8% 724 86.0% 864 90.9% Ngoại tệ 138 23.2% 118 14.0% 86 9.1% Theo kỳ hạn
Ngắn hạn 495 83.3% 686 81.5% 756 79.6% Trung và dài hạn 99 16.7% 156 18.5% 194 20.4%
Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Bình Thạnh (2013)
- Phân loại dư nợ tín dụng theo loại hình tiền tệ
Biểu đồ 2.14: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo loại tiền tệ của Vietcombank Bình Thạnh
Trong cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền tệ, tỷ trọng của VND luôn chiếm khá cao và không ngừng tăng qua các năm. Năm 2010, giá trị VND trong tổng dư nợ đạt 456 tỷ đồng, chiếm 76.8% dư nợ. Năm 2011, VND dư nợ theo VND đạt 724 tỷ đồng, chiếm 86%. Năm 2012, dư nợ theo VND đạt 864 tỷ đồng, chiếm 90.9% trong tổng dư nợ tín dụng. Kết quả trên đạt được là do trong giai đoạn 2010 – 2012, chính sách vay ngoại tệ của Vietcombank Bình Thạnh vẫn còn chặt chẽ, chỉ tập trung cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc có nguồn thu ngoại tệ thu về từ xuất khẩu, đồng thời lãi suất cho vay ngoại tệ có chiều hướng tăng do nguồn vốn huy động ngoại tệ tại Chi nhánh còn hạn chế, nên các doanh nghiệp trong nước có xu hướng vay VND nhiều hơn.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng không ổn định. Dư nợ theo VND năm 2011 tăng 58.8% so với năm 2010; năm 2012 chỉ còn 19.3% so với năm 2011. Đối với dư nợ bằng ngoại tệ, giá trị này liên tục sụt giảm, năm 2011 giảm 14.5% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục giảm 27.1% so với năm 2011. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng tuy có tăng trưởng nhưng chưa đạt được kết quả như mục tiêu đặt ra.
- Phân loại dư nợ theo kỳ hạn nợ
Theo số liệu của bảng 2.7 cho thấy, Vietcombank Bình Thạnh chủ yếu là đầu tư vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm trên 80% tổng dư nợ, trong đó chủ yếu là cho vay loại hình công ty TNHH. Dư nợ trung dài hạn ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong cơ cấu dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này phản ánh đặc điểm chung của sản xuất nhỏ là chuyển vốn ngắn, vòng quay nhanh nên các doanh nghiệp cần vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động còn thiếu hụt trong quá trình sản xuất, đảm bảo sự luân chuyển vốn cho hoạt động kinh doanh được ổn định.
Biểu đồ 2.15: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo kỳ hạn cho vay của Vietcombank Bình Thạnh
Trong cơ cấu dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo kỳ hạn cho vay, dư nợ theo ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn đạt 495 tỷ đồng, chiếm 82% trong tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn đạt 686 tỷ đồng, tương đương đã tăng 38.6% so với năm 2010, chiếm 81.5% tổng dư nợ. Năm 2012, dư nợ ngắn hạn đạt 756 tỷ đồng, chiếm 79.6% tổng dư nợ, tương đương tăng 10.2% so với năm 2011.
Xét về mức tăng trưởng bình quân thì tốc độ tăng trưởng của loại hình trung dài hạn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của kỳ hạn dư nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tốc độ tăng cho vay trung dài hạn không nhanh bằng tốc độ tăng trưởng của cho vay ngắn hạn, do đó tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ tại Vietcombank Bình Thạnh với tốc độ tăng trưởng của cho vay ngắn hạn không có chênh lệch lớn.
Nguyên nhân của tình trạng tăng trưởng tín dụng của năm 2012 không cao là do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy mà cầu tín dụng không tăng.
- Phân loại dư nợ theo mục đích cho vay
Bảng 2.8: Tình hình dƣ nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mục đích cho vay của Vietcombank Bình Thạnh
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cho vay bất động sản 86 14.5% 94 11.2% 104 10.9% Cho vay thông thường 462 77.7% 678 80.5% 750 78.9% Cho vay khác 46 7.8% 70 8.3% 96 10.2%
Tổng cộng 594 842 950
Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Bình Thạnh (2013)
Qua bảng 2.8, dư nợ cho vay thông thường luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay tại Vietcombank Bình Thạnh. Năm 2010, cho vay thông thường đạt 462 tỷ đồng, chiếm 77.7% trong tổng dư nợ tín dụng. Năm 2011, cho vay thông thường tăng 46.8% so với năm 2010, đạt 678 tỷ đồng, tương đương 80.5% tổng dư nợ tín dụng. Đến năm 2012, cho vay thông thường đạt 750 tỷ đồng, tăng khoảng 10.6% so với năm 2011.
Trong dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mục đích cho vay của Vietcombank Bình Thạnh, dư nợ theo mục đích cho vay khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng có sự tăng trưởng liên tục từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2010, dư nợ theo mục đích cho vay khác chỉ đạt 46 tỷ đồng nhưng đến năm 2011, dư nợ cho vay khác đã đạt 70 tỷ đồng, tương đương tăng 52.2% so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ cho vay khác đạt 96 tỷ đồng, tương đương tăng 37.1% so với năm 2011.
Biểu đồ 2.16: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo mục đích cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vietcombank Bình Thạnh
Trong cơ cấu dư nợ tín dụng theo mục đích cho vay, nếu như cho vay thông thường và cho vay khác có sự thay đổi tăng qua các năm thì cho vay bất động sản lại có dấu hiệu sụt giảm, cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Năm 2011, cho vay bất động sản chỉ chiếm khoảng 11.2% tổng dư nợ cho vay, tương đương tăng 9.3% so với năm 2010. Năm 2012, cho vay bất động sản tiếp tục giảm, chiếm khoảng 10.9% tổng dư nợ tín dụng năm 2012, tương đương tăng 10.6% so với năm 2011. Nguyên nhân cho vay bất động sản tăng trưởng thấp là do giai đoạn 2010 – 2012, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Năm 2010, giá bất động sản khá cao. Bên cạnh đó, sau khi Nghị định 71/2010/NĐ-CP chính thức có hiệu lực (tháng 08/2010), hiện tượng đầu cơ có ít cơ hội. Giá vàng tăng chóng mặt và biến động tỉ giá cũng khiến các nhà đầu tư cá nhân e ngại. Quan trọng hơn, tín dụng hạn chế và lãi vay cao khiến cho chủ đầu tư và khách hàng đều gặp khó khăn trong việc huy động vốn để đầu tư vào nhà ở. Năm 2011, bất động sản tiếp tục đà tăng giá từ năm 2010. Đến khoảng giữa năm, trước động thái siết chặt tín dụng của Ngân hàng nhà nước đối với thị trường bất động sản vào ngày 30/6/2011, thị trường bất động sản đã hoàn toàn chấm dứt chuỗi ngày tăng giá và bước vào vòng xoáy lao dốc khi tính thanh
khoản giảm sút, cầu giảm, nợ xấu tăng. Đây chính là một sự khởi đầu cho trật tự mới trên thị trường bất động sản. Sang năm 2012, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP vào đầu tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Nguyên nhân chính là do những năm qua thị trường phát triển quá tự phát, thiếu ổn định, không minh bạch,… Thực trạng của bất động sản năm 2012 còn tồn tại nhiều dự án dở dang, công trình dở dang và đền bù dở dang, bên cạnh đó giá sụt giảm, giao dịch sụt giảm và sức mua sụt giảm. Lượng hàng tồn kho trong bất động sản là rất lớn do nguồn cầu sụt giảm mạnh trong hơn một năm nay, trong khi nguồn cung mới thì lại tăng cao.
Nhìn chung, chỉ tiêu dư nợ của Vietcombank Bình Thạnh đạt kết quả khá tốt, tăng đều qua các năm, chủ yếu tập trung ở ngắn hạn và VND.
So sánh với nguồn huy động ngắn hạn, ta thấy dư nợ ngắn hạn ở Vietcombank Bình Thạnh như vậy là phù hợp, bởi nguồn huy động ngắn hạn được sử dụng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Mặt khác, với bất kỳ một NHTM nào, yếu tố quay vòng vốn nhanh là rất cần thiết, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao là tốt. Mặc dù cho vay trung và dài hạn theo các năm đã tăng lên nhưng tỷ trọng còn bé. Vietcombank Bình Thạnh thường cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi hầu hết mục tiêu của các doanh nghiệp này là bổ sung vốn kinh doanh, thời gian vay ngắn, nhanh đáo hạn do vậy Ngân hàng mau thu hồi lại được vốn đã cho vay. Khi cho vay tài trợ các dự án, thường có thời hạn dài, nhiều rủi ro vì vậy mà tỷ trọng cho vay tài trợ dự án chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy, trong thời gian tới, Vietcombank Bình Thạnh cần mở rộng cho vay hơn nữa, nâng cao khả năng tư vấn để giúp các doanh nghiệp đạt được hiệu quả đầu tư tối đa. Khi đó, chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao theo đúng nghĩa của nó.
2.3.3.3. Tỷ lệ nợ phân theo thời gian quá hạn
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ theo thời gian quá hạn của Vietcombank Bình Thạnh
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ DNNVV Tỷ đồng 594 842 950 Nợ nhóm 1 % 92.63 93.62 88.63 Nợ nhóm 2 % 7.37 6.38 9.37 Nợ nhóm 3 % - - 1 Nợ nhóm 4 % - - 0 Nợ nhóm 5 % - - 1 DPRR phải trích Tỷ đồng - 1,5 5
Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Bình Thạnh (2013)
Dựa vào bảng 2.9, ta có thể thấy rằng Vietcombank Bình Thạnh thành công trong việc đảm bảo an toàn đối với các khoản vay. Trong 3 năm, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.17: Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian quá hạn của Vietcombank Bình Thạnh năm 2010
Biểu đồ 2.18: Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian quá hạn của Vietcombank Bình Thạnh năm 2011
Năm 2010 và năm 2011, Chi nhánh Bình Thạnh chỉ có nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) và nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý). Do Chi nhánh mới đi vào hoạt động được khoảng 4-5 năm, mọi hoạt động của Ngân hàng được thực hiện theo quy định, đảm bảo an toàn và chất lượng. Năm 2010, Ngân hàng không cần trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, năm 2011, Chi nhánh Bình Thạnh đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro là 1,5 tỷ đồng cho các khoản nợ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động, an toàn cho khoản cho vay và tránh tình trạng nợ xấu có thể xảy ra.
Biểu đồ 2.19: Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian quá hạn của Vietcombank Bình Thạnh năm 2012
Năm 2012, trong cơ cấu dư nợ của Vietcombank đã bắt đầu xuất hiện nợ nhóm 3 và nợ nhóm 5, chiếm tỷ lệ 1%, không có nợ nhóm 4. Tỷ lệ nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2 giảm hơn so với 02 năm trước. Nguyên nhân của thực trạng này là do năm 2012, Chính phủ thực hiện các biện pháp kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát, từ 18,1% năm 2011 xuống còn khoảng 6,8%. Tuy nhiên những giải pháp chống lạm phát đã gây ra hiệu ứng phụ, số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể tăng mạnh, thị trường bất động sản đóng băng... Lãi suất cho vay tăng, doanh nghiệp càng khó tiếp cận với