Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 40 - 47)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.1. Tình hình huy động vốn

2.2.1.1. Phân tích tình hình huy động vốn

Nhằm đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, Vietcombank Bình Thạnh đã không ngừng cải tiến phong cách làm việc, nâng cao năng suất lao động để phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Nhờ đó, Vietcombank Bình Thạnh đã đạt được nhiều thành công và mang lại những khoản thu nhập đáng kể. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh được thể hiện cụ thể trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietcombank Bình Thạnh

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1. Theo loại tiền tệ 1,650 2,150 3,120

- VND 1,193 72.0% 1,754 81.6% 2,583 82.8% - Ngoại tệ 457 28.0% 396 18.4% 537 17.2% 2. Theo thời hạn 1,650 2,150 3,120

- Tiền gửi không kỳ hạn 525 31.8% 570 26.5% 721 23.1% - Tiền gửi kỳ hạn <12 tháng 903 54.7% 1,279 59.5% 1,881 60.3% - Tiền gửi kỳ hạn >12 tháng 222 13.5% 301 14.0% 517 16.6% 3. Theo hình thức tiền gửi 1,650 2,150 3,120

- Tiền gửi của tổ chức kinh tế và

cá nhân 171 10.4% 353 16.4% 474 15.2% - Tiền gửi tiết kiệm dân cư 1,479 89.6% 1,797 83.6% 2,646 84.8% Tốc độ tăng trưởng tổng huy

động vốn - +30.3% +45.1%

Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Bình Thạnh (2013)

Qua bảng 2.1, cho thấy hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Vietcombank Bình Thạnh trong thời gian qua liên tục tăng trưởng và mở rộng, gắn liền với quá trình đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Hiện nay, Ngân hàng đang sử dụng nhiều hình thức huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm dân cư; tiền gửi các tổ chức kinh tế, bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ; tiền gửi cá

nhân, bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi thẻ ATM và tiền gửi có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.

Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động của Vietcombank Bình Thạnh

Năm 2010, Vietcombank Bình Thạnh huy động được 1,650 tỷ đồng. Trong năm 2011, nguồn vốn của Ngân hàng tiếp tục được gia tăng, đạt 2,150 tỷ đồng, tương đương tăng 30.3% so với năm 2010. Đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 3,120 tỷ đồng, tăng 970 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương đạt tốc độ tăng trưởng là 45.1%.

Trong năm 2010, lãi suất huy động duy trì được đà gia tăng vào những tháng cuối năm 2009, tiếp tục tăng trong những tháng đầu năm, ổn định trong quý II và quý III và gia tăng mạnh trong 02 tháng cuối năm. Nhờ vậy mà vốn huy động của Vietcombank Bình Thạnh tăng mạnh trong giai đoạn 2006 – 2010. Sang năm 2011, tốc độ tăng trưởng tổng vốn huy động không cao, nguyên nhân là năm 2011, tình hình huy động vốn của các NHTM diễn ra hết sức phức tạp, cuộc đua lãi suất bất chấp quy định của NHNN khiến các lãi suất tăng cao thế nhưng tổng huy động tiền gửi vẫn sụt giảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tiếp tăng tạo sức ép lên lãi suất và nguồn vốn huy động bằng tiền đồng sụt giảm so với tiết kiệm ngoại tệ. Tâm lý lo ngại tiền đồng mất giá trước sức ép của lạm phát, nên không ít người đã chuyển

hướng sang nắm giữ ngoại tệ và các kênh đầu tư khác (vàng, chứng khoán, bất động sản,…) thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng.

Năm 2012, tình hình huy động vốn của Vietcombank Bình Thạnh đã có nhiều khởi sắc. Mặt bằng lãi suất VND tính đến cuối năm 2012 đã giảm về mức lãi suất năm 2007, là thời điểm trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhờ đó, đường cong lãi suất cũng đang dần xác lập được hình dạng vốn có của nó khi lãi suất trung và dài hạn cao hơn so với lãi suất ngắn hạn.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Vietcombank Bình Thạnh

Trong giai đoạn 2010 – 2012, vốn huy động theo kỳ hạn của Vietcombank Bình Thạnh tăng liên tục, trong đó kỳ hạn dưới 12 tháng có tốc độ tăng nhanh nhất. Năm 2012, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1,881 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60.3% trong tổng vốn huy động; tiền gửi không kỳ hạn đạt 721 tỷ đồng, tương đương 23.1%; chiếm tỷ trọng thấp nhất là tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 16.6%, đạt 517 tỷ đồng. Tương ứng với mỗi loại kỳ hạn, khách hàng doanh nghiệp thường đóng góp khoảng 25%, còn lại là khách hàng cá nhân. Điều này cho thấy Ngân hàng

đã tạo được niềm tin rất lớn trong lòng dân chúng.

Riêng đối với kỳ hạn trên 12 tháng, năm 2010, Ngân hàng huy động được 222 tỷ đồng theo kỳ hạn trên 12 tháng. Năm 2011, con số này đã tăng lên 301 tỷ đồng, tương ứng tăng khoảng 35.6% so với năm 2010. Năm 2012, vốn huy động kỳ hạn trên 12 tháng tăng 71.8% so với năm 2011, đạt 517 tỷ đồng. Nguyên nhân của tình hình này là do từ quý IV của năm 2012, một số ngân hàng đã tăng lãi suất huy động cho các kỳ hạn 12 tháng trở lên lên mức 13%/năm thay cho mức đỉnh

12%/năm. Theo các ngân hàng, một lượng vốn dồi dào sẽ đảm bảo các chỉ số an

toàn tốt hơn, chủ động hơn trong kinh doanh. Trên thực tế, còn một lý do khác là từ tháng 09/2012, thông tư 21 của Ngân hàng nhà nước có hiệu lực, vay liên ngân hàng bị kiểm soát chặt chẽ, do vậy, các ngân hàng phải đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư. Theo các ngân hàng, việc tăng lãi suất các kỳ hạn dài đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi nhằm có nguồn vốn ổn định, đáp ứng được nhu cầu vay vốn cao vào cuối năm.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Chi nhánh Bình Thạnh

Trong tổng nguồn vốn huy động, vốn huy động bằng VND có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng tối thiểu qua 03 năm là 82.8% trong tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh. Lượng ngoại tệ quy đổi năm 2010 huy động được 457 tỷ đồng, chiếm khoảng 28% trên tổng vốn huy động. Tuy nhiên, sang năm 2011, giá trị

này giảm xuống còn 396 tỷ đồng, tương đương giảm 18.4%; đến năm 2012, con số này lại tăng lên 17.2%, đạt 537 tỷ đồng.

Khi xét về mặt tổng thể, lượng vốn huy động được tăng đáng kể nhưng phần ngoại tệ đóng góp không nhiều, trong giai đoạn 2010 – 2012, lượng ngoại tệ này đã giảm từ 27.7% xuống còn 17.2%. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong năm 2011, lãi suất ngoại tệ hiện đã đồng loạt giảm về dưới mức trần cho phép 3%/năm. Đồng thời, với lộ trình tăng 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với huy động vốn bằng USD cũng như Thông tư 07/2011/TT-NHNN siết cho vay ngoại tệ có hiệu lực kể từ đầu tháng 05/2011 đã có tác động tích cực lên mặt bằng lãi suất VND khi người dân chuyển sang gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ và áp trần đối với tiền gửi bằng USD có tác động tích cực lên thanh khoản tiền đồng và góp phần chống tình trạng đôla hóa. Nhờ đó, lãi suất huy động ngoại tệ không còn ở mức cao, làm cho tỷ trọng tiền gửi bằng USD giảm, thay vì chiếm một tỷ lệ tương đối cao 20 - 30% trong tổng huy động như năm 2010.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo hình thức tiền gửi của Vietcombank Bình Thạnh

Chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu vốn huy động theo hình thức tiền gửi là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, luôn có tỷ trọng trên 80% trong tổng vốn. Trong năm 2010, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 1,479 tỷ đồng, chiếm 89.6% trong tổng

vốn huy động. Năm 2011, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 1,797 tỷ đồng, chiếm 83.6%. Đến năm 2012, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 2,646 tỷ đồng, tương đương 84.8% tổng vốn huy động. Trong giai đoạn 2010 – 2012, tiền gửi của tổ chức kinh

tế và cá nhân mặc dù có tỷ trọng thấp nhưng tăng đều qua các năm.

2.2.1.2. Đánh giá chung về công tác huy động vốn

Hoạt động huy động vốn tại Vietcombank Bình Thạnh trong những năm qua đã đạt được những kết quả sau:

- Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước đã tạo điều kiện cho Ngân hàng chủ động mở rộng khả năng cho vay, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho nền kinh tế. - Các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng, phong phú với nhiều loại hình,

kỳ hạn tạo nên sự linh hoạt và thuận lợi trong việc thu hút khách hàng.

- Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, góp phần vào hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng.

- Các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác có liên quan như kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ là yếu tố cơ bản thúc đẩy nguồn vốn huy động dưới hình thức tiền gửi thanh toán tăng trưởng cao trong thời gian qua.

Đạt kết quả này chủ yếu là do các phòng Giao dịch hoạt động tốt, không ngừng mở rộng và chú trọng công tác thu hút vốn từ trong dân cư và nền kinh tế; hệ thống máy ATM được nối kết với các ngân hàng khác đã làm tăng số lượng giao dịch qua máy ATM, giúp cho tiền gửi vào tài khoản thanh toán tăng lên; chính sách lãi suất huy động tại Chi nhánh có nhiều ưu đãi,… Tất cả những yếu tố này đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh.

Bên cạnh những thành công Chi nhánh đã đạt được thì cũng có những tồn tại và khó khăn không nhỏ mà Ngân hàng phải đối mặt trong quá trình huy động vốn. Chẳng hạn:

- Thị phần huy động vốn của Ngân hàng ngày càng bị thu hẹp. Thị trường tài chính đã hình thành đầy đủ các loại thị trường như thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm và các định chế tài chính phi ngân hàng,… Chính vì vậy mà các nhà đầu tư ngày càng có nhiều kênh để lựa chọn đầu tư sao cho mang lại lợi ích kinh tế cao nhất. Do đó, vốn nhàn rỗi vào các ngân hàng cũng bị chi phối đáng kể.

- Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM với nhau có tác động rất lớn đến hoạt động và khả năng huy động vốn của Vietcombank Bình Thạnh.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 40 - 47)