7. Kết cấu của Luận văn
2.2.2. Tình hình cho vay
2.2.2.1. Phân tích tình hình cho vay
Bảng 2.2: Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Vietcombank Bình Thạnh
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh số cho vay 2,330 3,770 4,500 Doanh số thu nợ 1,940 3,510 4,475 Tổng dư nợ 950 1,280 1,413
Nguồn: Phòng Kế toán Vietcombank Bình Thạnh (2013)
Qua bảng 2.2, doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Vietcombank Bình Thạnh tăng qua các năm. Đạt được kết quả như vậy trước hết là nhờ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp luôn gia tăng; cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất thỏa thuận của ngành ngân hàng có sự đổi mới theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, có sự nỗ lực phấn đấu của Chi nhánh đã đưa hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển.
Biểu đồ 2.5: Tình hình doanh số cho vay của Vietcombank Bình Thạnh
Năm 2010, doanh số cho vay đạt 2,330 tỷ đồng. Năm 2011, doanh số cho vay tăng mạnh, khoảng 61.8% so với năm 2010 và đạt 3,770 tỷ đồng. Đến năm 2012, doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng, nhưng mức tăng thấp hơn so với năm 2011, khoảng 19.4% so với năm 2011 và khoảng 93% so với năm 2010, đạt 4,500 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.6: Tình hình doanh số thu nợ của Vietcombank Bình Thạnh
Năm 2010, doanh số thu nợ của Vietcombank Bình Thạnh đạt 1,940 tỷ đồng. Sang năm 2011, đã có sự tăng trưởng đáng kể để đạt 3,510 tỷ đồng, tăng 80.9% so
với năm 2010. Đến năm 2012, tốc độ tăng doanh số thu nợ có phần chậm lại, đạt 4,475 tỷ đồng chỉ tăng 27.5% so với năm 2011, tương đương tăng 130.7% so với năm 2010.
Biểu đồ 2.7: Tình hình dƣ nợ tín dụng của Vietcombank Bình Thạnh
Qua bảng 2.2, có thể thấy hoạt động tín dụng của Vietcombank Bình Thạnh có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Năm 2010, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 950 tỷ đồng, đến năm 2011, dư nợ tín dụng đạt 1,280 tỷ đổng, tăng 330 tỷ đồng, tương đương tăng 34.7%. Tính tới thời điểm 31/12/2012, tổng dư nợ đạt 1,413 tỷ đồng, tăng 133 tỷ đồng, tương đương tăng 10.4% so với năm 2011.
2.2.2.2. Đánh giá chung về công tác cho vay
Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 thấp hơn nhiều so với năm 2011, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp trong năm 2012 rất thấp. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công khu vực đồng Euro và sau một thời gian dài nền kinh tế trong nước tăng trưởng nóng, đầu tư cao nhưng hiệu quả thấp dẫn đến tổng cầu sụt giảm mạnh, khiến 70% doanh nghiệp đang gặp khó khăn, nợ cao, gặp khó trong trả nợ. Hàng tồn kho chưa có dấu hiệu giảm, doanh nghiệp chưa thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh khiến nhu cầu về vốn khó tăng. Không có nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh nên khả năng trả nợ của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, khiến ngân hàng vướng phải nợ xấu,
ngày càng thận trọng trong việc cung ứng tín dụng. Về phía ngân hàng, thanh khoản của một số ngân hàng gặp khó khăn, một số tổ chức tín dụng chưa chấp hành nghiêm các quy định lãi suất huy động tối đa của NHNN. Điều này đã gây ảnh hưởng đến việc giảm lãi suất cho vay để có thể kích thích tăng trưởng dư nợ tín dụng cho năm 2012.